Mảnh đất Sóc Trăng, nơi miền Tây thương nhớ với những ngôi chùa độc đáo, người dân chất phác, hiền hòa, là điểm đến lý tưởng cho dân xê dịch khám phá trong dịp Tết Nguyên đán.
|
Chùa Wat Pătum Wôngsa Som Rong: Nơi đây được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong, có niên đại trên 600 năm. Chùa Som Rong đầu tiên được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp lá đơn sơ, cách vị trí chùa hiện tại gần 1.000 m. Ngôi chùa cũ trước có rất nhiều cây Som Rong tự sinh sôi, phát triển, đây cũng chính là lý do tên chùa gắn liền với loài cây này. |
|
Ngôi chùa là nơi cầu bình an, may mắn quen thuộc của nhiều người dân Sóc Trăng. Nắng miền Tây vương khắp sân chùa, tạo khung cảnh vừa dung dị vừa yên bình, khiến con người thấy tâm an nơi cửa Phật. |
|
Chùa Dơi: Ngôi chùa có kiến trúc hòa trộn giữa hai nền văn hóa Việt Nam - Campuchia tại tỉnh Sóc Trăng. Chùa còn có tên là Serây Tê Chô Mahatúp, trong tiếng Khmer có nghĩa là do phúc đức tạo nên. Chùa mang tên chùa Dơi là bởi xung quanh có cánh rừng, là nơi trú ngụ của hàng vạn con dơi. Xế chiều, đàn dơi lại kéo về sân chùa che kín cả bầu trời. Các vị sư ở đây cho rằng việc đàn dơi đổ về chùa là phước lành nhà Phật. |
|
Nơi ấn tượng trong chùa là góc sân chứa chiếc ghe ngo cũ. Trên ghe, đồ vật cũ được chất đầy, hai bên hông kéo là những chiếc áo y của sư thầy được hong khô trong nắng. |
|
Chùa Ông Bổn: Nơi đây còn có tên gọi khác là Hòa An Hội Quán. Chùa Ông Bổn là cách gọi quen thuộc của bà con Sóc Trăng, cũng có người gọi là chùa A Côn. Ngôi chùa mang những nét văn hóa đặc trưng của người Hoa từ đầu thế kỷ 20. |
|
Đối với người Hoa, Ông có nghĩa là “ông tổ”, “Bổn” có nghĩa là gốc gác. Ông Bổn chỉ là một biểu tượng, không phải nhân vật cụ thể. |
|
Chùa Chén Kiểu (Wath Sro Loun): Chùa có tên Khmer là Wath Sro Loun. Từ "Sro Loun" có nguồn gốc từ chữ "Chro Luong", là tên của một con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa và tên gọi ấy đồng thời cũng được dùng để đặt tên chùa. Sở dĩ nơi đây có tên "chùa Chén Kiểu" là do kiến trúc khác biệt của ngôi chùa. |
|
Năm 1815, chùa lần đầu được dựng nên bằng lá. Đến năm 1969, công trình được cải tạo lại theo kiến trúc như ngày nay. Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến quyên góp chén, đĩa từ bà con địa phương để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, lại tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi là chùa Chén Kiểu.
|
|
Trong văn hóa của người Khmer, các gam màu rực rỡ như đỏ, cam, vàng thường được dùng để trang trí lên các mái chùa, tường hay những đồ dùng nội thất. |
Sóc Trăng
Sóc Trăng
Chùa
Sóc Trăng
miền Tây