Câu 1: Ở một số địa phương của miền Trung, loại quả nào được cho rằng không đem lại may mắn cho gia chủ và không được bày trên mâm ngũ quả ngày Tết?
Đối với người miền Trung, mâm ngũ quả ngày Tết không cần bày biện quá cầu kỳ nhưng phải chứa đựng sự thành tâm của gia chủ. Tuy nhiên, ở một số nơi, người dân tránh bày cam quýt vì nghĩ rằng “cam đành, quýt đoạn” sẽ mang lại điều không may cho gia đình. |
Câu 2: Trên mâm cơm Tết, thức uống nào có thể kết hợp hài hòa với nhiều món ăn và đem lại cảm giác sảng khoái cho người thưởng thức?
Bia là thức uống quen thuộc với người Việt và rất được ưa chuộng trong mỗi dịp sum vầy, hội họp, đặc biệt là Tết cổ truyền. Với hương vị thơm ngon, có thể kết hợp cùng nhiều món ăn miền Trung đậm đà, bia trở thành sự lựa chọn không thể thiếu trên mâm cỗ Tết của người dân nơi đây. |
Câu 3: Loại bánh truyền thống nào của làng Kim Long (Huế) thường được dâng vua uống trà vào dịp Tết?
Bánh in làm từ bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường cùng một số nguyên liệu khác và được ép, đúc thành khuôn với các hình chữ phúc, lộc, thọ. Trước kia, loại bánh này chỉ được vua chúa thưởng thức vào dịp Tết. Ngày nay, đây là loại bánh phổ biến trong ngày Tết tại miền Trung, phục vụ việc thờ cúng và đãi khách của các gia đình. |
Câu 4: Hình ảnh của bánh thuẫn gợi nhớ tới loại hoa gì?
Trước Tết khoảng 5-6 ngày, người dân miền Trung bắt đầu rộn ràng với việc đổ bánh thuẫn. Nguyên liệu chính của món bánh này gồm bột, trứng, đường và một chiếc khuôn bánh làm bằng gang hoặc đồng. Một khuôn bánh thường có 6 đến 8 chiếc bánh nhỏ bên trong. Bánh màu vàng ươm, nở bung ra như những cánh hoa mai là thức quà đặc trưng, không thể thiếu trong năm mới của người miền Trung. |
Câu 5: Trong mâm cơm Tết của người miền Trung không thể thiếu loại bánh nào?
Trong dịp Tết cổ truyền, bên cạnh bánh chưng, nhiều gia đình ở miền Trung thường có thêm bánh tét - với nguyên liệu tương đồng như bánh chưng nhưng được gói theo hình trụ dài. |
Câu 6: Lễ tiễn Táo Quân của người miền Trung có sự xuất hiện của món đồ nào?
Khác với miền Bắc cúng cá chép, tại miền Trung, người dân cúng một con ngựa bằng giấy với đầy đủ yên cương trong lễ tiễn Táo Quân. |
Câu 7: Đâu là loại cây có ý nghĩa tinh thần to lớn với người miền Trung trong dịp Tết cổ truyền?
Theo quan niệm xa xưa, cây nêu được dựng lên trước sân nhà vào dịp Tết Nguyên đán nhằm xua đuổi ma quỷ từ biển Đông vào đất liền quấy phá người dân. Người miền Trung thường dựng cây nêu vào ngày 23 tháng Chạp và hạ cây nêu đúng ngày mùng 7 Tết. |
Câu 8: Đâu là thức uống “đậm tình” đã gắn bó với miền Trung suốt gần 3 thập kỷ, trở thành một phần không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền tại nơi đây?
Gắn bó với miền Trung trong suốt gần 3 thập kỷ, thương hiệu bia Huda luôn nỗ lực không ngừng nhằm nâng tầm trải nghiệm bia của người miền Trung, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - xã hội góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Chính vì vậy, Huda đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa Tết của người miền Trung, trở thành một phần không thể thiếu trên mâm cơm sum vầy. |
Huda là thương hiệu bia của Carlsberg Việt Nam - thành viên Tập đoàn Carlsberg Đan Mạch, đã có gần 3 thập kỷ hình thành và phát triển. Luôn thể hiện cam kết mạnh mẽ đồng hành cùng miền Trung trong các hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội, hỗ trợ cộng đồng, Huda xứng đáng là thương hiệu “Đậm tình miền Trung”.
Chào đón mùa lễ hội, Huda ra mắt phiên bản lon đặc biệt với những lời chúc năm mới ý nghĩa cùng hình ảnh danh lam thắng cảnh đậm dấu ấn miền Trung như Đại Nội (Huế), Cầu Rồng (Đà Nẵng), động Phong Nha (Quảng Bình) cùng núi non hùng vĩ miền Trung.
Cũng nhân dịp Tết Nguyên đán, Huda trao 7.000 phần quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt tại 8 tỉnh miền Trung, nhằm mang đến cái Tết tròn đầy hơn cho người dân nơi đây.