Câu 1: Dụng cụ không thể thiếu của học trò ngày xưa trong các kỳ thi?
Kỳ thi Nho học có thời gian rất dài, thường bắt đầu từ 1h sáng và kết thúc lúc 19h. Trường thi thường được mở ở ngoài trời, mưa, nắng thất thường nên sĩ tử phải chuẩn bị đầy đủ lều, chõng, chiếu, tráp đựng nghiên, bút, giấy, mực, dao kéo, thức ăn... dùng trong một ngày. |
Câu 2: Nho sinh thường làm bài vào...?
Theo sách "Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ", sĩ tử ngày xưa làm bài vào quyển thi đã được chuẩn bị sẵn từ trước. Theo quy định thời Nguyễn, mấy tháng trước kỳ thi Hương, thí sinh phải nộp quyển cho quan Đốc học tỉnh nhà để ghi tên đi thi. Khi quan trường gọi đúng tên, thí sinh phải “dạ” thật to rồi vào cổng trường thi để nhận lại quyển thi. Vào trường thi, sĩ tử tìm chỗ cắm lều, đặt chõng, đến khi sáng thì chuẩn bị làm bài thi. |
Câu 3: Trong kỳ thi thời phong kiến, sĩ tử sẽ...?
Theo sách "Lịch triều hiến chương loại chí", vòng đầu thi kinh nghĩa, gồm các sách tứ thư, ngũ kinh của Nho giáo. Vòng hai thi chiếu biểu (tức soạn thảo các văn bản hành chính như chiếu, biểu, sớ). Vòng ba thi sáng tác thơ phú theo chủ đề. Vòng bốn thi văn sách để viết các bài tự luận. |
Câu 4: Đề thi Nho học thường có thêm lĩnh vực nào?
Ngoài những nội dung liên quan Nho giáo, soạn thảo văn bản, thi ca, thơ phú, đề thi thường hỏi đủ mọi lĩnh vực như thiên văn, địa lý, bói toán, y học, đặc biệt là những câu hỏi về thời sự, đòi hỏi sĩ tử phải có kiến giải độc đáo và đưa ra giải pháp khả thi. Thi tứ trường nhưng phải học thiên kinh vạn quyển là thế. |
Câu 5: Kỳ thi nào do vua đích thân ra đề và chấm thi?
Theo sách "Những người thầy trong sử Việt", thông thường, kỳ thi Đình chọn ra người đỗ đầu sẽ do đích thân vua ra đề và chấm thi. Sau khi thí sinh làm xong, bài thi sẽ được rọc phách, vua chấm bài nhưng cũng không biết của ai. Kết quả chỉ có sau khi vua chấm xong, quan trường thi gán phách để tìm ra những người đỗ cao nhất. |
Câu 6: Kỳ thi nào còn được gọi là Đại Tỷ?
Thi Hội và thi Đình được mệnh danh là kỳ thi Đại Tỷ - tức thi lớn, thường được gọi là Đại khoa. Thi Hội dành cho những người đã qua thi Hương, có bằng cử nhân và các giám sinh đã mãn khóa Quốc Tử Giám. Thi Đình còn gọi là Điện thí, được tổ chức ngay tại sân điện nhà vua. |
Câu 7. Kỳ thi Nho học cuối cùng của nước ta được tổ chức năm nào?
Theo "Quốc sử quán triều Nguyễn", kỳ thi Nho học cuối cùng ở nước ta được tổ chức vào năm 1919, dưới thời vua Khải Định nhà Nguyễn. Theo đó, khoa thi Hương cuối cùng được tổ chức tại trường Thừa Thiên năm 1918. Ngày 1/4/1919 , khoa thi Hội cuối cùng được tổ chức. Nền khoa cử Nho học Việt Nam chính thức khép lại. |
Câu 8. Dòng họ có nhiều người đỗ tiến sĩ nhất?
Trong lịch sử khoa bảng nước ta từ năm 1075-1919, họ Nguyễn có nhiều người đỗ đại khoa (tiến sĩ trở lên) nhất với 1.063 người. Họ Lê đỗ đạt cao thứ hai. Họ Nguyễn có nhiều người đỗ trạng nguyên nhất với 14/51 trạng nguyên trong lịch sử (chiếm tới 27,4%). |