Trang phục thi đấu mang tinh thần khoa học viễn tưởng của các xạ thủ Trung Quốc gây khó hiểu. Ảnh: VCG. |
Được nhận định là “Thế vận hội thời trang nhất từ trước đến nay”, Olympic Paris mang đến những bộ đồng phục khai mạc, trang phục thi đấu ấn tượng. Các đoàn thể thao, vận động viên cho thấy nỗ lực trong việc lựa chọn outfit khi xuất hiện trước khán giả.
Tuy nhiên, đội tuyển Trung Quốc liên tục khiến công chúng thất vọng. Trong khi đồng phục ở lễ khai mạc bị nhận xét là phân biệt giới, thiếu tính thẩm mỹ, trang phục thi đấu của các xạ thủ nước này lại tương đối cồng kềnh, đem đến sự nặng nề cho người mặc, theo GQ.
Trang phục của cặp vận động viên bắn súng Huang Yuting và Sheng Lihao bị cho là cồng kềnh, khó cử động. Ảnh: Xinhua. |
Trang phục thi đấu của xạ thủ nhận ý kiến trái chiều
Bộ đôi vận động viên bắn súng Huang Yuting và Sheng Lihao của đội tuyển Trung Quốc xuất hiện tại nhà thi đấu với bộ đồng phục màu đỏ và vàng giống 2 nhân vật chính trong phim Deadpool & Wolverine mới chiếu.
Trang phục thi đấu của cặp vận động viên này ứng dụng xu hướng futuristic, trông giống với outfit của các siêu anh hùng, robot đến từ tương lai.
Trong một bản tin của NBC hồi năm 2022, xạ thủ Mỹ Ginny Thrasher đã bình luận về những bộ đồng phục mang tính khoa học viễn tưởng.
“Giống như những đôi giày trượt băng nghệ thuật được đúc riêng theo chân vận động viên, những bộ đồ da cứng cáp được thiết kế riêng cho chúng tôi. Chất liệu da tương đối nặng, giúp xạ thủ đứng vững, nhắm bắn chính xác hơn”, Thrasher chia sẻ.
Tuy nhiên trên thực tế, đồng phục của các vận động viên bắn súng trông tương đối cồng kềnh, chắp vá. Hơn nữa, những set trang phục này khó đem đến sự thoải mái, linh hoạt, vừa vặn cho người mặc.
Như vậy, chức năng của trang phục thi đấu không được đảm bảo. Khán giả thể thao cũng thắc mắc về khả năng xử lý tình huống của các xạ thủ khi mặc những bộ đồ nặng nề, cứng cáp này.
Đồng phục của đội tuyển Trung Quốc trong lễ khai mạc tạo ra làn sóng tranh cãi. Ảnh: Xiaohongshu. |
Đồng phục khai mạc của tuyển Trung Quốc gây phẫn nộ
Trước đó, đồng phục của đoàn thể thao Trung Quốc trong lễ khai mạc cũng bị chỉ trích. Trong khi vận động viên nam mặc vest đỏ, phối với quần lửng trắng, vận động viên nữ mặc áo khoác, váy và xỏ chân vào giày cao gót.
Sự khác biệt này bị cho là khiến vấn đề bất bình đẳng giới trong thể thao trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiều khán giả để lại bình luận tiêu cực trên mạng xã hội Xiaohongshu sau khi bức hình về đồng phục của đội tuyển Olympic Trung Quốc được lan truyền.
“Các thiết kế này vừa xấu vừa góp phần làm giảm nhận thức về bình đẳng giới”, một người để lại bình luận trên mạng xã hội.
“Khi cả thế giới hướng đến thời trang linh hoạt giới, phi giới tính, Trung Quốc lại dùng chân váy và giày cao gót để ‘trói buộc’ vận động viên nữ”, người dùng khác chia sẻ.
“Việc vận động viên nữ mặc váy không phải vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên đáng quan ngại nếu nữ giới không có sự lựa chọn khác tại lễ khai mạc và bế mạc Olympic”, một bình luận xuất hiện trên mạng xã hội.
Các thiết kế bị chỉ trích có tên gọi Chasing Dreams, được Tổng cục Thể thao Trung Quốc công bố. Khán giả thể thao bày tỏ sự bất bình khi các vận động viên của xứ tỷ dân xuất hiện trong trang phục này.
“Các vận động viên trông giống ma-nơ-canh ở các cửa hàng bách hoá từ thập niên 90. Xấu xí và lỗi thời”, một khán giả chỉ trích.
“Đơn vị thiết kế không thể tạo ra bộ đồng phục đẹp hơn sao? Tôi nghĩ rằng họ không muốn các vận động viên diện đồ đẹp”, người khác để lại bình luận.
Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm
Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.