Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Động thái mới của Trung Quốc nhằm thúc đẩy kết hôn

Lần đầu tiên có một trường đại học ở Trung Quốc mở chuyên ngành đào tạo liên quan đến hôn nhân, hướng tới thúc đẩy lập gia đình và sinh con.

Đài truyền hình Trung Quốc CCTV đưa tin một trường đại học có trụ sở tại Bắc Kinh sẽ bắt đầu tuyển sinh chương trình đào tạo liên quan đến hôn nhân đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng 9 này.

Cụ thể, Đại học Nghề Dân sự - một cơ sở giáo dục mới trực thuộc Bộ Dân sự Trung Quốc - đã tổ chức đào tạo Chương trình Dịch vụ và Quản lý Hôn nhân.

Theo thông tin từ trường, khóa học không chỉ tập trung vào việc lập kế hoạch đám cưới và mai mối mà còn đào tạo sinh viên cách cung cấp dịch vụ "trong toàn bộ chu kỳ hôn nhân".

Phó hiệu trưởng trường đại học Zhao Honggang chia sẻ với CCTV: "Chương trình dự kiến ​​tuyển sinh 70 sinh viên đại học từ 12 tỉnh vào năm 2024, tập trung vào ngành công nghiệp hôn nhân để đào tạo ra những sinh viên có năng lực toàn diện".

Chương trình giảng dạy bao gồm các học phần về quản lý, xã hội học, văn hóa gia đình, đạo đức và kinh tế, cùng với đào tạo thực tế trong các lĩnh vực như tư vấn gia đình, lập kế hoạch đám cưới và dịch vụ mai mối.

khuyen khich sinh de anh 1

Lần đầu tiên một trường đại học ở Trung Quốc mở chuyên nghành về hôn nhân, gia đình.

Yu Xiaohui, hiệu trưởng Trường Văn hóa và Nghệ thuật Truyền thông Cưới hỏi của trường đại học này, chia sẻ với giới truyền thông trong nước rằng: "Đào tạo học thuật sẽ chiếm khoảng 45% chương trình giảng dạy, đào tạo thực hành sẽ chiếm khoảng 55%".

Theo Yu, các chương trình đào tạo nghề liên quan đến hôn nhân trước đây chủ yếu tập trung vào việc lập kế hoạch đám cưới, một phân khúc nhỏ của ngành. Ngược lại, chương trình mới của Đại học nghề Dân sự sẽ bao gồm mọi thứ từ mai mối và tư vấn tiền hôn nhân đến đăng ký kết hôn, tư vấn tiền ly hôn.

Sinh viên sẽ có cơ hội hoàn thành chương trình thực tập trong 4 lĩnh vực khác nhau, bao gồm tại văn phòng đăng ký kết hôn và công ty mai mối. Họ cũng sẽ tham gia thực hành đăng ký kết hôn và lễ cưới tại trường.

Zhao cho biết: "Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có cơ hội tìm kiếm việc làm tại các hiệp hội ngành, công ty mai mối, công ty dịch vụ cưới hỏi và các tổ chức tư vấn hôn nhân và gia đình".

Tỷ lệ kết hôn của Trung Quốc đã giảm đáng kể trong thập kỷ qua, mặc dù có một chút tăng nhẹ vào năm 2023. Chính phủ đã phát động chiến dịch thúc đẩy "mối quan hệ hôn nhân và gia đình bình đẳng, hài hòa và văn minh", liên tục đưa ra những cải cách mới nhằm giảm chi phí kết hôn và tăng cường các dịch vụ tư vấn hôn nhân, gia đình.

Theo Yu, hiện nay ngành nghề mai mối và hôn nhân đang thiếu những chuyên gia được đào tạo bài bản. Những người làm mối, được gọi là "hongniang" trong tiếng Trung, thường chỉ có trình độ trung học phổ thông.

"Trong thị trường trung cấp đến cao cấp, nhu cầu về người có tài năng và sáng tạo, có thể cung cấp dịch vụ lập kế hoạch đám cưới tinh tế cũng như thiết kế và phát triển dịch vụ mai mối đang ngày càng tăng", Yu nói.

Trong khi đó, ngành công nghiệp mai mối trực tuyến vẫn đang bùng nổ ở đất nước tỷ dân. Một báo cáo ước tính rằng thị trường hẹn hò và mai mối trực tuyến của nước này đã tăng trưởng gần gấp 3 lần trong vòng một thập kỷ, từ năm 2014 đến năm 2023.

Ngoài chuyên ngành Quản lý và Dịch vụ Hôn nhân, Đại học Nghề Dân sự cũng có kế hoạch cung cấp bằng cấp đầu tiên của Trung Quốc về Quản lý Tang lễ Hiện đại. Hơn 100 sinh viên sẽ bắt đầu khóa học mới vào tháng 9.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Trung Quốc trải qua tháng 7 nóng nhất lịch sử hiện đại

Nhiệt độ trung bình tại Trung Quốc trong tháng 7 là 23,21 độ C - là mức trung bình hàng tháng cao nhất kể từ khi nước này bắt đầu tổng hợp dữ liệu toàn diện vào năm 1961.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm