Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Dư axit dạ dày ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Dư thừa axít lâu ngày có thể dẫn tới loét dạ dày - tá tràng, chảy máu dạ dày, tổn hại gan thận... Muốn khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần duy trì lối sống lành mạnh.

sanofi anh 1

Axit dạ dày có nhiệm vụ gì đối với cơ thể?

  • Thủy phân các chất trong thức ăn thành dạng đơn giản để cơ thể dễ hấp thụ
  • Tiêu diệt các vi khuẩn có trong thức ăn
  • Cả 2 nhiệm vụ trên

Theo Hội Khoa học Tiêu hóa TP.HCM, axit dạ dày thuộc loại axit clohydric, làm niệm vụ trao đổi chất trong cơ thể, thủy phân các chất phức tạp như protein, chất béo thành dạng đơn giản hơn để cơ thể dễ dàng hấp thụ; đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn có hại từ bên ngoài đi vào dạ dày, tránh gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.

sanofi anh 2

Dư axit dạ dày ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm loét, xuất huyết, thủng dạ dày
  • Kìm hãm quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày
  • Làm mất khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn
  • Tất cả đáp án trên

Dư axit dạ dày xảy ra khi nồng độ lớn hơn 0,001 mol/lít (pH<3,5). Nguyên nhân xuất phát từ thói quen xấu như bỏ bữa, ăn uống tùy tiện, thức khuya, sử dụng nhiều rượu bia hay cà phê, hoặc do virus HP, gây tăng tiết axit dạ dày.

sanofi anh 3

Đau thượng vị là dấu hiệu điển hình nhận biết khi axit dạ dày tăng. Vậy thượng vị nằm ở đâu?

  • Vùng bụng bên trái
  • Vùng bụng bên phải
  • Vùng từ rốn trở lên đến phía dưới xương ức
  • Vùng rốn

Khu vực thượng vị tập trung nhiều cơ quan quan trọng như dạ dày (một phần), gan (một phần), tụy và tá tràng. Đau thượng vị là biểu hiện sớm của tăng axit, gây ra các chứng đau dạ dày.

sanofi anh 4

Trong một ngày, cơ thể cần được cung cấp bao nhiêu phần trăm thực phẩm có tính axit?

  • Dưới 15%
  • 20-40%
  • 50%

Mỗi người cần 20-40% thực phẩm tạo axit để có chất dinh dưỡng thiết yếu. Ví dụ, các loại ngũ cốc hay đậu là thực phẩm có tính axit cao, thường mang đến nguồn đạm dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, con người cần 60-80% thực phẩm có tính kiềm trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

sanofi anh 5

Đâu là nguyên nhân làm tăng nồng độ axit dạ dày?

  • Ăn 3 bữa/ngày, đúng giờ
  • Ăn uống chậm rãi, từ tốn
  • Ăn thực phẩm ướp nhiều muối và chế biến sẵn

Người ăn quá mặn sẽ có nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh về dạ dày do hàm lượng muối cao phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và gây tổn thương dạ dày.

sanofi anh 6

Biện pháp nào giúp giảm axit dạ dày?

  • Sử dụng thuốc giảm axit dạ dày nhanh khi cần cắt cơn đau lập tức
  • Tạo thói quen ăn uống tốt như ăn đúng bữa, hạn chế cà phê, rượu bia
  • Tránh căng thẳng và thức khuya
  • Tất cả biện pháp trên

Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc giúp giảm axit dạ dày khi cần cắt cơn đau, nhưng về lâu dài, cần duy trì nhịp sinh hoạt lành mạnh, điều độ, tránh căng thẳng… để giữ dạ dày khỏe mạnh.

sanofi anh 7

Thời gian tốt nhất để sử dụng thuốc giảm axit dạ dày là khi nào?

  • Trước bữa ăn
  • Sau khi ăn

Do đặc tính của hệ tiêu hóa là tăng axit dịch vị lúc đói nên bệnh nhân cần uống thuốc lúc đói để trung hòa lượng axit dạ dày dư thừa. Đồng thời, sử dụng thuốc lúc này có thể tạo lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống lại sự cọ xát do thức ăn tạo nên trong bữa ăn sau đó.

Giang Quốc Hoàng

Bình luận

Bạn có thể quan tâm