Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dự đoán sai về Gen Z

Nhiều doanh nghiệp từng dự đoán Gen Z sẽ "khai tử" việc mua sắm tại cửa hàng. Thực tế, khoảng 30% người trẻ thích nhận sản phẩm ngay tại cửa tiệm, 28% muốn được dùng thử hàng hóa.

Gen Z là nhóm nhân khẩu học lớn lên trong thời đại kỹ thuật số. Họ có thể mua bất cứ thứ gì chỉ bằng một nút bấm. Bên cạnh mua sắm trực tuyến, thế hệ này vẫn thích đến cửa hàng để chọn những món đồ ưng ý, Insider đưa tin.

Theo một báo cáo mới của Hội đồng Quốc tế Các trung tâm mua sắm (ICSC), dựa trên khảo sát từ 1.008 người trong độ tuổi 16-26 về thói quen và sở thích mua sắm, các nhà phân tích nhận thấy phần lớn giới trẻ (97%) vẫn đến các trung tâm thương mại.

Khoảng 30% cho biết họ thích cảm giác nhận được sản phẩm ngay lập tức, 28% muốn được nhìn, chạm và dùng thử hàng hóa, trong khi 11% duy trì thói quen này vì không phải trả tiền vận chuyển.

Tuy nhiên, 30% những người được hỏi cho rằng shopping trên mạng giúp họ có thể so sánh giá dễ dàng hơn, còn 20% số khác nhận được các “deal hời” hơn.

Gần một nửa Gen Z mua sắm tại các nhà bán lẻ thường xuyên giảm giá như TJ Maxx, Walmart, Marshalls và Target. Trong khi 1/4 còn lại thích đến các chuỗi cửa hàng của Dollar General và Family Dollar.

Họ cũng hay chọn quần áo từ các hãng thời trang nhanh, chẳng hạn Shein, Zara. Chỉ 13% ưa chuộng những cửa hàng tiết kiệm hoặc đồ cũ.

Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong thói quen mua sắm của Gen Z, với 85% thành viên tham gia khảo sát nói rằng nó ảnh hưởng đến quyết định của họ. Trong đó, gần 1/2 được “chào mời” mua hàng qua Instagram và TikTok.

Thế hệ Z cũng là những người shopping có tần suất dày đặc nhất khi các phương tiện truyền thông xã hội liên tục khuyến khích họ đổi mới bản thân.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Sheffield Hallam ở Anh nhận xét mặc dù gần một nửa Gen Z lo ngại về tác động của ngành thời trang nhanh đến môi trường, 90% trong số đó vẫn mua hàng từ những thương hiệu như vậy, theo Insider.

gen z mua sam anh 1

Gen Z vẫn ưa chuộng mua sắm trực tiếp vì có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay tại quầy. Ảnh: AP.

Trước đây, nhiều doanh nghiệp và nhà tiếp thị dự đoán rằng Gen Z sẽ là thế hệ tiếp nối Millennials (1980-1996) trong việc "khai tử" nhiều thứ, bao gồm cả trung tâm thương mại.

"Với tình yêu dành cho cuộc sống kỹ thuật số, 'nạn nhân' đầu tiên của của thanh thiếu niên là cửa hàng bán lẻ truyền thống. Các trung tâm mua sắm của Mỹ đã đóng cửa với tốc độ kỷ lục khi thương mại điện tử trở thành phương thức mua sắm ưa thích của Millennials và Gen Z", Digital Commerce 360 nhận định.

Theo cuộc khảo sát năm 2017 của Adyen, 93% Gen Z thích mua sắm mà không cần sự trợ giúp của nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, chỉ 19% nhà bán lẻ có thể cung cấp trải nghiệm như vậy, theo khảo sát của IBM.

Đến năm 2019, quan niệm Gen Z "giết chết mall culture" mới dần thay đổi. Một nghiên cứu khác của ICSC cho thấy 95% người sinh năm 1997-2012 đã đến một trung tâm mua sắm trong khoảng thời gian 3 tháng vào năm 2018, nhiều hơn 75% của Millennials.

ICSC nhận định 3/4 người trẻ cũng xem việc đến cửa hàng truyền thống là trải nghiệm mua sắm tốt hơn so với trực tuyến.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Những người thừa kế 'bán tháo' nhà của cha mẹ

Chi phí cải tạo, thuế, lãi suất tăng cao là lý do khiến những người được thừa hưởng tài sản từ cha mẹ muốn bán đất đai, nhà cửa không mang lại nhiều giá trị cho họ.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm