Du khách đổ xô đến thành phố bị nhiễm phóng xạ ở Ukraine
Thứ sáu, 14/6/2019 10:36 (GMT+7)
10:36 14/6/2019
Thành công của series Chernobyl trên kênh truyền hình HBO thu hút lượng lớn khách du lịch tới "vùng đất chết" Pripyat, nơi bỏ hoang nhiều năm do nhiễm phóng xạ hạt nhân ở Ukraine.
Thành phố Pripyat (Ukraine) bị bỏ hoang sau thảm họa hạt nhân xảy ra năm 1986. Tuy nhiên, vùng đất chết 33 năm trở thành điểm du lịch nổi tiếng bất ngờ sau thành công của chuỗi chương trình khám phá nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại đây, phát trên sóng HBO hồi tháng 5 vừa qua.
Sergii Ivanchuk, giám đốc công ty chuyên tổ chức các chuyến đi tới nhà máy điện hạt nhân và khu vực gần đó, cho biết lượng tour du lịch tháng 5 năm nay cao hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Một công ty du lịch khác xác nhận số lượng tour của họ trong năm nay cũng tăng lên.
Theo đó, du khách có xu hướng lựa chọn điểm đến là thị trấn bỏ hoang Pripyat, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và các vùng lân cận. Dù mức độ phóng xạ được cho là an toàn, khu vực xung quanh nhà máy điện vẫn không có người ở.
Ở trạm kiểm soát Dytyatky gần Chernobyl, khách du lịch đứng xếp hàng tại một cửa hàng lưu niệm, nơi bày bán kem phóng xạ, không khí đóng hộp...
Công ty du lịch của Ivanchuk đã đưa 7.500 khách du lịch đến địa điểm này vào năm 2016. Trong năm 2018, con số này tăng thêm 3.500 du khách. Việc du khách đổ xô đến Chernobyl đặt ra câu hỏi làm thế nào để nơi tưởng niệm thảm họa lớn do con người tạo ra không biến thành công viên mang chủ đề "Phiêu lưu"?
Một công ty du lịch quảng cáo chuyến đi 185 USD/người. Điểm nổi bật trong đó là trải nghiệm cưỡi trên xe tuần tra bọc thép. Oliksiy Breus, người từng điều hành lò phản ứng thứ tư tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986, đã thử đi trên chiếc xe này.
Đến đây, du khách sẽ đi qua các thiết bị kiểm tra bức xạ. Cùng Auschwitz (Ba Lan), Hiroshima (Nhật Bản), thảm họa hạt nhân Chernobyl là một minh chứng điển hình cho thế kỷ 20 đầy rẫy những thảm khốc và đau khổ. Khi vấn đề thu hút khách theo chủ đề "Phiêu lưu" còn gây nhiều tranh cãi, các chuyến du ngoạn vẫn được thực hiện suốt hai thập kỷ qua.
"Thành phố ma" Pripyat (Ukraine) thu hút du khách sau khi series Chernobyl phát trên kênh truyền hình HBO. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra một số hiệu ứng trái ngược, gây phản cảm.
Lenin là tên con tàu phá băng hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Tàu có phòng chiếu phim, hòa nhạc, thư viện thâm chí cả phòng phẫu thuật để chăm sóc sức khỏe cho thủy thủ đoàn.
Từ một vùng đất bị bỏ hoang nhiều năm do nhiễm phóng xạ hạt nhân, nhà máy Chernobyl, Pripyat (Ukraine), ngày nay như bức tranh thiên nhiên hoang sơ không người đầy hấp dẫn.