Quốc gia ngự bên bờ sông Hằng là một trong những điểm đến khiến biết bao du khách xiêu lòng. Là chiếc nôi và nơi khởi nguồn của Phật giáo, đến nay, Ấn Độ vẫn lưu giữ nhiều thánh tích, di sản gắn liền với những sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật, trở thành điểm tham quan yêu thích của những du khách hành hương.
Từ những ngày dài chuẩn bị
Có thể nói, xứ Ấn bên dòng sông Hằng huyền bí từ lâu đã trở thành điểm đến linh thiêng với Phật tử trên toàn thế giới nói chung và Phật tử Việt Nam nói riêng. Trong đó, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là thời điểm nhiều tín độ Phật giáo rục rịch lên kế hoạch hành hương vùng đất của phương Đông huyền bí này, tìm kiếm sự nghỉ ngơi và an yên trong tâm hồn.
Quỳnh Hương, người thường xuyên hành hương đất Phật, chia sẻ: “Hàng năm, cứ khoảng tháng 10, tôi và vài người bạn cùng lên kế hoạch hành hương Ấn Độ - Nepal. Chuyến đi thường kéo dài khoảng 10 ngày với chi phí không dưới 40 triệu đồng”.
Sự yên tĩnh, thanh tịnh và vẻ đẹp bản sắc tôn giáo là điều khiến chị sẵn sàng chi một khoảng tiền không nhỏ cho những chuyến hành hương đầy ý nghĩa. Tuy nhiên, không phải chị Hương không có những nỗi lo riêng.
Chị cho biết, 10 ngày không phải là khoảng thời gian quá dài để có thể khám phá hết vẻ đẹp của những vùng đất Phật thiêng liêng. “Chỉ có 10 ngày hành hương, nhưng Việt Nam không có đường bay thẳng New Dehli, nên cả đoàn thường phải quá cảnh tại 1-2 sân bay và mất khoảng 15-18 giờ di chuyển để đến được Ấn Độ. Trong đó, thời gian quá cảnh thường chiếm hơn một nửa tổng hành trình. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian trải nghiệm và khám phá của mọi người”, chị Hương chia sẻ thêm.
Xứ Ấn bên dòng sống Hằng là điểm đến mang vẻ đẹp linh thiêng, bí ẩn khó nơi nào có được. |
Nỗi lo thời gian và quá cảnh của chị Quỳnh Hương cũng là nỗi e dè chung của bất kỳ tín đồ Phật giáo nào mỗi khi lên kế hoạch tìm sự thanh tịnh nơi đất Phật, đặc biệt là Ấn Độ. Với nhiều du khách, quá cảnh được xem là cơn ác mộng trong chuyến hành hương của mình.
Mới đây, nỗi ác mộng này đã được Vietjet xoá bỏ với đường bay thẳng đầu tiên từ Việt Nam, cụ thể là TP.HCM và Hà Nội đến thủ đô New Delhi, rút ngắn thời gian di chuyển cho nhiều tín đồ du lịch. Với Vietjet, Ấn Độ nay gần hơn bao giờ hết. Hành trình khám phá xứ Ấn với vạn điều mê hoặc chỉ dài hơn 5 tiếng với giá vé từ 666.000 đồng/chiều. Đường bay TP.HCM - New Delhi khai thác từ 6/12 với tần suất 4 chuyến/tuần (thứ hai, tư, sáu và chủ nhật). Đường bay Hà Nội - New Delhi khai thác từ 7/12 với tần suất 3 chuyến/tuần (thứ ba, năm, bảy).
Đồng thời, Vietjet còn mang đến cho các tín đồ du lịch cơ hội trải nghiệm một Ấn Độ giàu văn hoá và bản sắc với nhiều chương trình ưu đãi giá 0 đồng thường xuyên được triển khai tại website www.vietjetair.com hoặc ứng dụng điện thoại Vietjet Air.
Đường bay thẳng từ Việt Nam đến thủ đô New Delhi của Vietjet rút ngắn thời gian di chuyển còn hơn 5 tiếng. |
Như vậy, những chuyến hành hương đất Phật trở nên dễ dàng hơn nhiều với sự xuất hiện của đường bay thẳng từ hãng hàng không Vietjet. Chỉ với một cú click chuột, bạn có thể chạm tay đến những thánh địa thiêng liêng, bắt đầu hành trình tìm về cội nguồn, tìm kiếm bản ngã và lắng nghe tiếng tâm hồn mình giữa không gian bình yên, thanh tịnh của xứ Ấn.
Đến hành trình lạc vào chốn huyền không, tìm lại chính mình
Đến với đất Phật Ấn Độ, du khách hành hương khó có thể bỏ qua đền Mahabodhi nằm trong quần thể di tích Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) ở bang Bihar, Ấn Độ. Đây là công trình kiến trúc bằng đá với một ngọn tháp lớn ở trung tâm và 4 ngọn tháp nhỏ ở 4 cạnh, cao 52 mét, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2002.
Bề mặt các ngọn tháp và tường của ngôi chùa được phủ các hốc đầy những tượng Phật giáo. Phía tây ngôi đền là cây bồ đề linh thiêng tỏa tán rộng khắp, mang đến vẻ đẹp uy nghi mà tĩnh mặc.
Đền Mahabodhi được các tín độ Phật giáo tin tưởng là nơi linh thiêng nhất trong các thánh địa. |
Đền Mahabodhi được các tín độ Phật giáo tin tưởng là nơi linh thiêng nhất trong các thánh địa. Vì vậy, nơi đây luôn là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách hành hương mỗi năm.
Không ít khách tham quan nhận ra đền Mahabodhi phảng phất vẻ đẹp đến từ kiến trúc đặc trưng của Miến Điện. Bạn không nhầm đâu, lý giải điều này, người dân địa phương cho biết, đền được trùng tu nhiều lần bởi các tín đồ Phật giáo Miến Điện.
Đền Mahabodhi phảng phất vẻ đẹp đến từ kiến trúc đặc trưng của Miến Điện. |
Nếu được lắng nghe tiếng chuông trong trẻo ngân vang từ chùa Mahabodhi lúc 5h, rảo bước trên những con đường đá được bao phủ bởi vầng hào quang tỏa lan từ đỉnh bảo tháp bằng vàng, chiêm ngưỡng bức tượng Phật Thích-ca-mâu-ni bằng vàng tinh xảo với gương mặt đẹp và đôi mắt phúc hậu…, bạn mới cảm nhận được hết sự an yên và bình an mà mình đang đón nhận. Đó cũng chính là điều mà bất kỳ tín độ Phật giáo nào cũng mong muốn tìm thấy trong những chuyến hành hương ý nghĩa.
Rời khỏi Mahabodhi, đến với vườn lộc uyển Sarnath, du khách như lạc vào chốn phủ đầy vẻ đẹp huyền hoặc. Vườn lộc uyển Sarnath tọa lạc ở phía đông bắc thành Varasani, nằm giữa sông Hằng và sông Porona, miền Đông Bắc Ấn Độ. Nơi đây là một công viên rộng lớn, bao quanh là hàng rào xây bằng đá.
Bước vào thánh tích, hình ảnh uy nghiêm và to lớn của tháp Dhamekh là điểm nhấn nổi bật. Tháp Dhamekh được xây dựng vào năm 300 TCN. Chiều cao của tháp hiện tại là 31,1 m; với đường kính bên dưới là 28,3 m. Việc được xây dựng trên một nền đất cao giúp ngôi bảo tháp trở nên hùng vĩ và trang nghiêm hơn.
Vườn lộc uyển Sarnath nằm giữa sông Hằng và sông Porona, miền đông bắc Ấn Độ. |
Ngoài tháp lớn Dhamekh và nền tháp Dharmarajika để thờ xá lợi của đức Phật, vườn lộc uyển Sarnath còn có hàng loạt công trình di tích khác. Được xem là trung tâm Phật giáo lớn nhất tồn tại hơn 1.500 năm sau ngày Phật nhập diệt, du khách hành hương khi đến đây đều lắng lòng và ngồi thiền trong không gian thoáng đãng của vườn lộc uyển. Hình ảnh hàng người lặng yên trong không gian thánh địa mang đến vẻ đẹp của sự thanh tịnh, an yên và thanh thản đến lạ.
Nếu đền Mahabodhi là di tích đậm sự linh thiêng, vườn lộc uyển Sarnath là nơi để khách hành hương tìm lại chính mình, thì thánh tích Kushinagar lại bao trùm bởi vẻ đẹp u buồn xen lẫn xúc động. Được biết đến là nơi Đức Phật nhập diệt, thánh tích Kushinagar mang vẻ đẹp u buồn và thanh tịnh khó trộn lẫn. Du khách đến đây không khỏi bồi hồi và xúc động trước vẻ đẹp bình yên của nơi hỏa táng Đức Phật.
Tháp niết bàn và chùa niết bàn, tháp trà tỳ là những nơi thiêng liêng nhất trong thánh tích này. Ngôi tháp niết bàn có chiều cao khoảng 45 m, đường kính khoảng 10 m, mang màu trắng thanh tao, xây kín xung quanh, không có cửa ra vào. Tháp được xây trên một nền gạch cao khoảng 2,7 m, tháp có hình tròn trụ với mái vòm tròn, phía trên được xây một khối hình trụ nhọn dần lên tận đỉnh, hình trụ ấy gồm ba tầng, cao khoảng 5,5 m.
Thánh tích Kushinagar mang vẻ đẹp u buồn và thanh tịnh khó tìm thấy tại nơi nào khác. |
Bước vào thánh tích Kushinagar, hình ảnh to lớn đầu tiên du khách nhìn thấy là tháp đại niết bàn, kế đó là chùa niết bàn. Chùa niết bàn ngày nay được xây lại trên nền bảo tháp niết bàn xưa kia.
Chùa niết bàn có lối kiến trúc riêng, cao khoảng 45 m, đường kính khoảng 10 m, mái chùa là một hình cong nhọn lên ở giữa, từ xa nhìn đến giống như một hình lăng trụ to lớn, có 4 cửa sổ hình tròn cao lớn gần trên mái trông ra 4 hướng, trước hành lang chùa có bốn trụ cột sơn màu đỏ lớn.
Với hình dáng đặc biệt, tháp trà tỳ trông từ xa như một ngôi mộ cổ vĩ đại. Tháp có chiều cao khoảng hơn 8 m, đường kính của tháp đến 34 m. Ngọn lửa thiêng trà tỳ Đức Phật là hình ảnh luôn gợi lên muôn vàn cảm xúc kính yêu với bất kỳ du khách nào khi đến đây.
Tháp trà tỳ trông từ xa như một ngôi mộ cổ vĩ đại. |
Vietjet là hãng hàng không đầu tiên mở đường bay thẳng TP.HCM/Hà Nội - New Delhi. Cụ thể, đường bay TP.HCM - New Delhi khai thác từ ngày 6/12 với tần suất 4 chuyến/tuần (thứ hai, tư, sáu và chủ nhật). Đường bay Hà Nội - New Delhi khai thác từ ngày 7/12 với tần suất 3 chuyến/tuần (thứ ba, năm và bảy). Bên cạnh đó, Vietjet cũng thường xuyên triển khai chương trình ưu đãi giá 0 tại website www.vietjetair.com từ 12h đến14h mỗi ngày hoặc ứng dụng điện thoại Vietjet Air.
Bình luận