Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đừng khởi nghiệp nếu bạn không biết kinh doanh

Khi khởi nghiệp nghe đầy hấp dẫn với giới trẻ, TS Nguyễn Xuân Giao - đang làm tại một quỹ đầu tư và từng dạy tại ĐH Austin (Mỹ) khuyên các bạn nên tỉnh táo trước khi bước chân vào.

 

Gần đây tôi có nghe chủ một cửa hàng hoa trình bày ý tưởng kinh doanh. Trong khi thấy ý tưởng còn khá mơ hồ, tôi chợt nghe một số từ như "vòng huy động vốn chiến lược đầu” rồi “vòng huy động vốn thứ hai” và sau đó là "hàng triệu và hàng triệu". Phản ứng của tôi khi đó là WOW, trào lưu khởi nghiệp (start-up) này đang thật sự mốt rồi. Góc độ tôi thì có mấy quan sát thế này.

Khởi nghiệp đang là chủ đề rất thời thượng và hấp dẫn lúc này. Về cơ bản, những doanh nghiệp khởi nghiệp là tốt và có tác động tích cực cho nền kinh tế. Họ kích thích sáng tạo và có thể tạo ra sự thịnh vượng tốt. Tuy nhiên, khởi nghiệp cũng ẩn chứa là cái bẫy nguy hiểm đối với những người thiếu chuẩn bị.

Khởi nghiệp, hiểu đơn giản là một giai đoạn của quá trình kinh doanh. Lẽ tự nhiên, doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào chủ sở hữu của mình. Và người chủ nào cũng là người sáng lập công ty khởi nghiệp ban đầu. Tuy nhiên, không phải người sáng lập nào cũng thật sự là nhà kinh doanh. Và đó là cái bẫy của khởi nghiệp: lẫn lộn giữa chuyện người sáng lập với nhà kinh doanh.

Trước hết là các khái niệm. Nhà kinh doanh sẽ thành lập doanh nghiệp khi phát hiện một thị trường ngách mà ông có thể kiếm lời.

Động cơ chủ yếu thường là để kiếm tiền. Do đó, doanh nhân phải trở thành người sáng lập nếu như anh ta muốn (kinh doanh). Ngược lại, nhà sáng lập có thể khởi nghiệp một công ty đơn giản vì ông thấy đam mê một thứ gì đó. Động lực đơn thuần vì sự mê thích. Đương nhiên là ai cũng có quyền theo đuổi những gì mình thích. Thế nhưng, kinh tế mới là yếu tố duy trì doanh nghiệp. Vậy nên, không phải nhà sáng lập doanh nghiệp nào cũng là doanh nhân.

Giờ nói về nguồn vốn. Doanh nghiệp khởi nghiệp thường không có quá trình kinh doanh gì. Vì vậy, các nhà đầu tư thường rót tiền là vì người sáng lập (và ý tưởng của ông ta).

Các nhà đầu tư theo đuổi lợi nhuận và muốn tỷ suất sinh lời cao. Do vậy, họ sẽ đầu tư vào các ý tưởng có thể tạo ra dòng tiền nhanh nhất. Nếu nhà sáng lập có tố chất doanh nhân, họ có cơ hội được đầu tư cao hơn.

Lập luận ngược lại là chính Facebook được hình thành từ đam mê. Điều này thì thực ra đến giờ cũng mới chỉ có một Facebook mà thôi. Hãy nhìn thử qua số liệu thô. Mỗi năm ở Mỹ, có khoảng 700.000 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó khoảng 1.000 công ty nhận được tiền đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm.

Tỷ lệ này tương đương là khoảng 0,14%. Trong số 1.000 doanh nghiệp đó, có lẽ chưa đến 200 doanh nghiệp (tương đương khoảng 0,03%) đi tiếp đến vòng thu hút vốn tiếp theo. Dĩ nhiên, trong số 200 doanh nghiệp đó, 3 doanh nghiệp có thể sẽ trở thành Facebook tiếp theo. 3/700.000 - tỷ lệ siêu siêu thấp.

Như vậy ý nghĩ rằng một ý tưởng hay ho nào đó với không đồng vốn ban đầu mà có thể huy động được hàng triệu dollar cũng là cái bẫy nguy hiểm.

Nếu muốn huy động được đồng tiền thì hãy cố gắng giải quyết triệt để một vấn đề gì đó và duy trì hoạt động ổn định. Khi đó thì tự khắc các quỹ đầu tư sẽ tự động tiếp cận bạn.

Nhưng đương nhiên, chúng ta thường chỉ nghe nhiều về các trường hợp thành công chứ có ai bao giờ nói về những người đã thất bại (dù có thể là vô số). Hấp lực của khởi nghiệp vì vậy vẫn còn đó.

Ngoài ra, độ tuổi trung bình của các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp (ở Mỹ) là 40 và thường là có 6-10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhất định. Họ không phải là những chàng trai 25 tuổi, có ngoại hình ưa nhìn và ngồi làm việc bên Macbook.

Lý do là doanh nghiệp khởi nghiệp cần một quá trình với một số sản phẩm hay một giai đoạn thử sức nào đó. Và điều này thì cần nguồn vốn ban đầu từ chủ sở hữu. Như vậy ý nghĩ rằng một ý tưởng hay ho nào đó với không đồng vốn ban đầu mà có thể huy động được hàng triệu dollar cũng là cái bẫy nguy hiểm.

Vậy còn những điều hay ho về cuộc sống vương giả của doanh nhân (như người ta hay nói)? Thực tế, nó rất tệ các bạn ạ. Tệ hại kinh hoàng. Thực tế là người chủ doanh nghiệp không có đủ thời gian cho những gì mà anh ta thích.

Anh ta luôn lo lắng về cách kiếm khách hàng tiếp theo, lo lắng về chuyện chi phí, chuyện trả cho nhân viên và về cơ bản là làm sao để doanh nghiệp tiếp tục tồn tại. Mọi việc còn tệ hơn nữa khi bắt đầu có tiền từ các quỹ đầu tư mạo hiểm hay khi có vòng đầu tư đầu tiên. Lý do là giờ bắt đầu có các cam kết với các nhà đầu tư. Và các nhà đầu tư sẽ chẳng tử tế gì khi các cam kết không được thực hiện.

Vì vậy, đừng khởi nghiệp nếu bạn không có khả năng kinh doanh. Đó là cái bẫy nguy hiểm.

9X bỏ du học về làm dự án triệu USD

Nguyễn Hoàng Trung bỏ ngang việc học tại Hàn Quốc để về Việt Nam khởi nghiệp với dự án Lozi - ứng dụng di động - vừa nhận được đầu tư triệu USD.

 

TS Nguyễn Xuân Giao

Bạn có thể quan tâm