Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Dùng nước muối vệ sinh vùng kín có tốt không?

Chúng ta chỉ nên dùng nước muối sinh lý pha sẵn, nồng độ 0,9% để vệ sinh vùng kín. Việc sử dụng nước muối nồng độ cao có thể gây xáo trộn sinh lý tự nhiên của bộ phận sinh dục

Tôi có thói quen vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước muối. Tôi nghe nói cách này sẽ giúp làm sạch, kháng khuẩn ở vùng kín. Xin hỏi bác sĩ cách này có hiệu quả không và có nên lưu ý gì khi vệ sinh vùng này?

Bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Văn Lợi Em, Trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM

Theo dân gian truyền miệng, nước muối có nhiều công dụng, đặc biệt là sát khuẩn. Tuy nhiên, để có tính sát khuẩn, nồng độ muối được sử dụng khá cao, chính điều này có thể gây xáo trộn sinh lý tự nhiên của bộ phận sinh dục.

Do đó, nếu muốn vệ sinh vùng kín, mọi người chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý (nồng độ 0,9%) để rửa một đến 2 lần/ngày. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các loại nước muối sinh lý pha sẵn hơn là nước muối tự pha để đạt nồng độ chuẩn và đảm bảo sạch khuẩn. Nếu thấy vùng kín ngứa rát, bạn phải ngưng sử dụng và đến khám bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý bộ phận sinh dục có thể chia thành 2 phần gồm bộ phận sinh dục ngoài và bộ phận sinh dục trong. Đối với cơ quan bên ngoài (như âm hộ hay dương vật), nơi tiếp xúc trực tiếp các vi sinh vật trong môi trường xung quanh, việc vệ sinh đúng cách là cần thiết.

Trong khi đó, đối với bộ phận sinh dục bên trong (như âm đạo, cổ tử cung, niệu đạo), thụt rửa quá nhiều sẽ gây mất cân bằng độ pH và ảnh hưởng đến thảm vi sinh vật. Từ đó, bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm âm đạo do vi khuẩn, vi nấm. Vì vậy, khi vệ sinh vùng kín, chúng ta chỉ nên rửa ở bên ngoài một cách nhẹ nhàng, tránh thụt rửa.

Bạn có hiểu đúng về thảo dược

Bằng những kiến thức khoa học, nhà thảo dược học Rosalee De La Forêt đã viết cuốn sách Năng lượng sống từ thảo dược để chia sẻ về tính năng bổ trợ sức khỏe từ thức ăn và gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để chế biến và tận hưởng các loại nguyên liệu này trong cuộc sống.

Chẩn đoán bệnh qua mùi của cơ thể

Nếu hơi thở có mùi trái cây, acetone cùng với các triệu chứng như mệt mỏi, khô miệng, khó thở hoặc đau bụng, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm.

Độc giả Kiều My

Bạn có thể quan tâm