Tại khoản 3, khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định nghĩa vụ của người điều khiển phương tiện giao thông khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:
Quy định về dừng, đỗ xe
- Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
- Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy. Trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.
- Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó.
- Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.
- Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.
- Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái.
- Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Lưu ý không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí:
- Bên trái đường một chiều.
- Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất.
- Trên cầu, gầm cầu vượt.
- Song song với một xe khác đang dừng, đỗ.
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau.
- Nơi dừng của xe buýt.
- Trước cổng và trong phạm vi 5 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
- Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe.
- Trong phạm vi an toàn của đường sắt.
- Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Dừng xe mặc áo mưa phải chấp hành Luật Giao thông để đảm bảo an toàn. Ảnh: ATGT. |
Dừng xe mặc áo mưa có bị phạt không?
Khi người điều khiển xe dừng xe mặc áo mưa, thì phải tuân thủ các điều kiện về dừng, đỗ xe. Nếu không thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tùy vào từng hành vi và loại phương tiện, tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi của người điều khiển phương tiện.
Đối với trường hợp môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi dừng xe mặc áo mưa không đúng quy định (tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) sẽ có mức phạt tiền như sau:
Phạt từ 300.000-400.000 đồng đối với hành vi:
- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường.
- Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông.
- Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt.
- Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”...
Phạt từ 400.000-600.000 đồng đối với hành vi: Dừng xe, đỗ xe trên cầu.
Phạt từ 800.000 đồng-1 triệu đồng đối với hành vi: Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
Phạt từ 4-5 triệu đồng đối với hành vi: Dừng xe, đỗ xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông.
Đối với người đi xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) (tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) có hành vi dừng xe mặc áo mưa không đúng quy định sẽ có mức phạt tiền như sau:
Phạt từ 80.000-100.000 đồng đối với hành vi:
- Dừng xe đột ngột, chuyển hướng không báo hiệu trước.
- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường.
- Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
Sách về Pháp luật
Cuốn sách "Hỏi - đáp pháp luật về thuế thu nhập cá nhân" gồm 87 câu hỏi và trả lời được biên soạn dưới hình thức tìm hiểu, phân tích, đánh giá, bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về thuế thu nhập cá nhân cũng như cập nhật các danh mục văn bản quy phạm pháp luật.