Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ê-kíp 18 y bác sĩ phơi nhiễm HIV giờ ra sao?

Sau gần hai tháng cứu sống bệnh nhân HIV dẫn tới nguy cơ phơi nhiễm với căn bệnh, ê-kíp 18 y bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã có kết quả xét nghiệm.

Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hà Nội đã đưa ra thông báo chính thức về kết quả xét nghiệm để chẩn đoán sớm nhiễm HIV của các nhân viên y tế thuộc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Theo đó, toàn bộ số kíp mổ (18/19 người, một người không có nhu cầu xét nghiệm) đều có kết quả âm tính.

Đây là lần thứ hai ê-kíp này được khẳng định âm tính với HIV. Vào ngày 4/7, một bệnh nhân nữ từ Quảng Ninh lên Hà Nội được đưa vào bệnh viện trong tình trạng xuất huyết tử cung nặng. Các y bác sĩ tại đây chẩn đoán nếu không được cấp cứu kịp thời, chỉ sau vài phút, bệnh nhân sẽ tử vong. Do vậy, họ đã tiến hành hồi sức cấp cứu và mổ ngay tại phòng khám để cứu bệnh nhân.

Do tình huống quá khẩn cấp nên các y, bác sĩ đã không kịp chuẩn bị các phương tiện phòng chống lây nhiễm HIV. Sau khi có kết quả xét nghiệm, họ mới biết bệnh nhân này có H.

Ngay sau đó, những người được nghi phơi nhiễm HIV đã được Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hà Nội xét nghiệm và cho kết quả âm tính.

Ba lần trở về từ nhà xác của người phụ nữ nhiễm HIV

"Hơn ai hết tôi biết những người như tôi khổ sở như thế nào, nên sẽ không bao giờ cho phép mình lây bệnh sang cho bất cứ ai. Chúng tôi chỉ muốn sống!".

Tới ngày 5/8, họ được lấy máu xét nghiệm lần hai. Những mẫu máu DBS này được đưa sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để xét nghiệm PCR. 18/18 mẫu máu đều có kết quả âm tính với HIV.

Bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ - người trực tiếp tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân nhiễm HIV, là một trong 18 người đang được điều trị phơi nhiễm cho hay: “Thông thường, để có kết quả chính xác, chúng ta thường căn cứ vào kết quả xét nghiệm trong vòng 3 tháng, trong đó kết quả từ tháng thứ 2 quan trọng nhất. Kết quả lần này khẳng định việc âm tính với HIV khiến ê-kíp và các cán bộ tại bệnh viện rất vui mừng và nhẹ nhõm. Chúng tôi hoàn toàn yên tâm với kết quả này”.

Trước đó, cũng theo bác sĩ Khải, mặc dù tình huống cấp cứu bệnh nhân khẩn cấp, chưa kịp sử dụng các biện pháp phòng hộ song khả năng lây bệnh từ bệnh nhân không dễ.

“Sự việc lần này một lần nữa giúp chúng tôi có những bài học kinh nghiệm về chuyên môn. Tuy nhiên, chúng tôi chưa bao giờ hối hận vì đã thực hiện ca cấp cứu này cho bệnh nhân. Việc điều trị phơi nhiễm có những bất lợi nhất định nhưng bù lại có thể cứu sống được bệnh nhân thập tử nhất sinh, bất cứ ai trong chúng tôi đều cảm thấy xứng đáng”, bác sĩ Khải cho biết.

Ký ức của một bác sĩ bị tiêm máu nhiễm HIV vào người

Trong lúc các chiến sĩ công an chưa kịp định thần, đối tượng nghiện hút chồm qua bàn giật xi lanh máu vừa xét nghiệm có HIV bơm thẳng vào tay bác sĩ Hà.

HQ

Bạn có thể quan tâm