Sau khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Bộ trưởng Y tế đã triệu tập khẩn cấp Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng, chống Covid-19 để đẩy nhanh tốc độ truy vết các F1, F2.
Tuy nhiên, khi làm nhiệm vụ, đại diện tổ truy vết cho biết khoảng 20% bệnh nhân (F0) không hợp tác, chưa kể các trường hợp F1 và F2. Có người khi bị truy vết còn tắt máy, chặn số của Bộ Y tế và đội ngũ chuyên môn. Việc này khiến công tác thu thập thông tin dịch tễ để khoanh vùng, dập dịch gặp nhiều khó khăn.
Theo luật hiện hành, bệnh nhân mắc Covid-19 không hợp tác sẽ bị xử lý như thế nào?
F0 và người liên quan không hợp tác sẽ khiến công tác khoanh vùng, dập dịch gặp khó khăn. Ảnh: Việt Linh. |
Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội, cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trở lại, trách nhiệm của người dân là phải khai báo y tế trung thực và tự giác. Hành vi chậm, trốn tránh khai báo y tế, tùy vào tính chất mức độ và hậu quả xảy ra có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dẫn Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, luật sư phân tích SARS-CoV-2 đã được bổ sung vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A (gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao) từ ngày 29/1/2020.
Hơn một năm qua, cơ quan chức năng đã tuyên truyền các quy định về phòng, chống dịch bệnh. Do đó, mọi người phải biết và có nghĩa vụ, trách nhiệm đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Theo luật sư Cường, Điều 11 Nghị định số 117/2020 của Chính phủ quy định người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan chức năng thì bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.
Còn hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị phạt hành chính 15-20 triệu.
Bên cạnh đó, công văn số 45 ngày 30/3/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn xét xử một số tội phạm về phòng chống Covid-19, quy định bệnh nhân hoặc người nghi mắc bệnh đã được thông báo cách ly nhưng không thực hiện, gây lây truyền dịch bệnh cho người khác thì bị xử lý về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.
Luật sư cho rằng người không khai báo y tế, khai báo y tế không đầy đủ hoặc khai báo gian dối làm dịch bệnh lây lan ra cộng đồng sẽ bị phạt tiền với các mức như trên hoặc bị xử lý hình sự theo Điều 240 Bộ luật hình sự, khung hình phạt có thể đến 12 năm tù.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.