Sau khi loạt clip ghi cảnh người phụ nữ bán khỏa thân, cho trẻ đụng chạm vùng nhạy cảm lan truyền trên mạng, nhiều trang cá nhân giả mạo nhân vật trong clip xuất hiện với mục đích câu like, tăng tương tác nhằm trục lợi.
Theo ghi nhận của Zing, chiều 22/7, có hàng chục trang cá nhân mạo danh người phụ nữ trong clip, trong đó một trang thu hút hơn 1.200 follower. Tuy nhiên, chỉ sau một đêm, trang này hiện có hơn 12.800 follower.
![]() |
Tài khoản mạo danh người phụ nữ trong clip thu hút hàng chục nghìn follow. |
Những trang fake này chia sẻ ảnh chụp, copy thông tin của một tài khoản tên V.H.M được cho là người phụ nữ trong clip, rồi liên tục đăng status mạo danh.
Các tài khoản này liên tục chia sẻ fake news, dùng lời lẽ khiêu khích, tranh cãi với dân mạng để lôi kéo người theo dõi.
Đây không phải lần đầu tiên các nhân vật có liên quan đến vụ việc gây xôn xao, tranh cãi, bị mạo danh trên mạng xã hội.
Đầu tháng 3 vừa qua, Hà Nội ghi nhận trường hợp đầu tiên dương tính với Covid-19. Bệnh nhân số 17 này trở về từ Italy song không khai báo y tế đầy đủ.
Lợi dụng tâm lý hoang mạng, bức xúc, hàng trăm tài khoản Facebook giả mạo cô gái nhiễm bệnh được tạo ra để cộng đồng mạng chửi bới.
Mục đích của việc tạo ra các trang giả mạo này là câu like và tăng tương tác để bán lại tài khoản, bán hàng online. Ước tính, mỗi tài khoản giả mạo có từ 10.000 người theo dõi sẽ có giá 200.000-500.000 đồng.
![]() |
Hàng chục tài khoản giả mạo người phụ nữ trong clip để trẻ chạm vùng nhạy cảm. |
Trước đó, khoảng 40 clip phản cảm ghi cảnh người phụ nữ khỏa thân để trẻ chạm vùng nhạy cảm lan truyền trên mạng khiến nhiều người bức xúc. Theo nhiều luật sư, nếu xác minh được tính xác thực của clip, hành vi của người phụ nữ này có thể cấu thành tội dâm ô người dưới 16 tuổi.
Một người dùng mạng tự nhận là phụ nữ xuất hiện trong clip, cho biết mình đã bị hack. Người này nói nội dung clip không đúng sự thật, đã trình báo cơ quan chức năng điều tra, xử lý người đưa clip lên mạng. Tuy nhiên, đến nay, chưa có thông tin xác thực về việc này.
Trao đổi với Zing ngày 22/7, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết đã nắm thông tin vụ việc. Đơn vị này đang phối hợp cơ quan chức năng để xác minh loạt clip. Ông Nam nói thêm đây là vấn đề phức tạp.
Hàng loạt Facebook giả mạo người phụ nữ cho trẻ chạm vùng nhạy cảm
Những trang giả mạo này liên tục đăng status mạo danh xin lỗi, thậm chí dùng lời lẽ khiêu khích, tranh cãi với dân mạng.
Hủ tục bắt dâu, buộc phụ nữ phải lấy kẻ hãm hiếp mình
Các cô gái bị lạm dụng, hãm hiếp, cảm thấy không còn nơi nào để đi nên thường cam chịu số phận, kết hôn với kẻ bắt cóc mình.
Cha đẻ 'đế chế' sugar daddy từng là mọt sách, tự ti và nhát gái
Từ chàng sinh viên mọt sách không có người yêu, Brandon Wade trở thành CEO của hàng loạt trang web, trong đó có ứng dụng tìm sugar daddy nhận nhiều chỉ trích.