Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gái bán dâm hé lộ cuộc sống ở quán bar Hong Kong

Jean, người mẹ đơn thân đến từ Philippines, từng có mộng ước đổi đời khi đặt chân tới Hong Kong. Cô bị bán vào nhà chứa, buộc phải làm gái mại dâm để trả món nợ dai dẳng.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Jean phải bán thân ít nhất 3 lần mỗi đêm. Trên giấy tờ hợp đồng, cô mang danh nghĩa “giúp việc gia đình”.

Vào những đêm khấm khá, người mẹ đơn thân có thể đem về cho “mamasan” (má mì) khoảng 500 USD. Nếu không “hoàn thành chỉ tiêu”, những cô gái "bán hoa" sẽ bị đánh đập thậm tệ hoặc bị ép dùng ma túy liều cao để chiều lòng những sở thích quái đản của khách.

Chấp nhận phận gái làng chơi

“Đúng là địa ngục, tôi cứ thế sống qua ngày. Khách hàng bắt tôi sử dụng các loại chất kích thích như cocaine, đá, cần sa. Gái làng chơi có thể kiếm được nhiều tiền nhờ việc dùng thuốc phiện với khách hàng”, cô gái người Philippines tâm sự.

Pho den do o Hong Kong anh 1

Vỡ mộng đổi đời nơi đất khách quê người, Jean buộc làm gái mại dâm tại các quán bar ở Hong Kong.

Công việc trong các quán bar khác xa với lời hứa hẹn về cuộc sống trong mơ của các “nhà tuyển dụng”. Với mong ước đổi đời, Jean liều lĩnh rời xa quê hương, một thân một mình lập nghiệp ở nơi đất khách quê người.

Dưới cái mác “visa du lịch”, cô đặt chân tới Hong Kong. Tưởng chừng vận may dần mìm cười với cô nhưng đám cò mồi đã tuyên bố cô nợ một khoản lớn gồm tiền vé máy bay, thị thực và sinh hoạt phí. Để chi trả hết, Jean phải chấp nhận phận gái làng chơi tại các nhà chứa.

Không khác Jean, Kat cũng từng có những tháng ngày đi phục vụ khách. “Tôi cảm thấy bị tổn thương, luôn cảm thấy sợ hãi. Tôi đánh liều ra ngoài với khách hàng nam, bởi chẳng còn lựa chọn nào khác”, Kat, cô gái gốc Philippines 23 tuổi, nghẹn ngào nhớ lại.

Kat kể lại rằng cô bị ép tham gia những cuộc “liên hoan thể xác” và phải dùng chất kích thích liều cao.

Các mamasans cho phép gái mại dâm giữ tiền hoa hồng từ đồ uống mà khách hàng gọi ở quầy bar. Các cô gái có nhiệm vụ ngồi “tâm tình với khách, để họ vô tư, thoải mái động chạm bất bộ phận nào trên cơ thể”.

“Tôi chỉ thấy lòng nặng trĩu, bất cứ khi nào nghĩ về nghề mại dâm. Đó là những góc khuất, sự cô đơn và những nỗi đau thể xác mà khách hàng, má mì hay các chủ quán bar gây ra. Nó vượt quá sức chịu đựng của bản thân”, một cô gái bộc bạch.

Nhóm buôn người hứa hẹn cuộc sống giàu sang

Các điều tra của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định nhóm buôn người thường hứa hẹn về cuộc sống giàu sang. Điều này đánh trúng tâm lý của những cô gái nhẹ dạ. Khi tới Hong Kong, họ bị tịch thu hộ chiếu và bị gán nợ tại các nhà thổ.

Do vậy, Hong Kong ngày càng chủ động, tăng cường nhận diện nạn nhân buôn người được ngụy trang dưới vỏ bọc người nhập cư, giúp việc gia đình hay trẻ em trong các nhà chứa.

Pho den do o Hong Kong anh 2

Gái bán hoa nhận được khoảng 645 USD cho mỗi lần đi khách "trọn vẹn".

“Không thể ước tính nổi số phụ nữ hành nghề mại dâm tại các khu phố đèn đỏ ở Hong Kong. Trong các quán bar, phụ nữ xuất thân từ nhiều quốc gia như Colombia, Philippines, Indonesia và cả Thái Lan. Họ bị lừa bán vào nhà chứa, sau khi bị bọn cò mồi tịch thu hộ chiếu”, Jean nói.

“Nhà tuyển dụng” chưa bao giờ đề cập với Jean số tiền nợ chính xác. Cô ước tính đã trả được khoảng 20.000 USD.

Mỗi đêm tiếp khách “trọn vẹn”, gái bán hoa nhận được khoản tiền 645 USD. Trong đó, má mì và chủ quán bar nhận khoảng 500 USD, số tiền ít ỏi còn lại thuộc về những cô gái bán thân.  Họ không được giữ khoản tiền đó mà sẽ bị trừ tực tiếp trừ vào khoản nợ.

“Điều đó thật đau đớn, tôi không biết phải diễn tả sao nữa”, Jean chia sẻ.

Chính quyền địa phương bỏ túi khoản hối lộ đáng kể

Nurul Qoirial, người đứng đầu Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Hong Kong, khẳng định các nạn nhân thường được tìm thấy khi đang hành nghề trong khu phố đèn đỏ, hay cơ sở chuyên kinh doanh mại dâm như câu lạc bộ thoát y, xưởng sản xuất phim khiêu dâm, nhà thổ, quán bar, spa…

“Ở Hong Kong, mại dâm thường hoạt động trong thế giới ngầm. Điều này vô tình gây cản trở cho việc quản lý của các nhà chức trách. Hầu hết nạn nhân không thể chạy trốn khỏi kẻ buôn người”, Qoirial nhấn mạnh.

Jean kể rằng cô từng làm việc trong quán bar được bảo kê, có cổ phần của cảnh sát Hong Kong, nhưng giờ nơi đây đã bị đóng cửa.

Liên quan đến lời kể trên, hôm 25/1, Ủy ban độc lập chống tham nhũng Hong Kong (ICAC) cho biết  có 12 người (gồm 3 cảnh sát) bị bắt giữ vì bị tình nghi liên quan đến quản lý lỏng lẻo, chống lưng cho 2 câu lạc bộ.

ICAC cho rằng cảnh sát, chính quyền địa phương bỏ túi một khoản tiền hối lộ đáng kể cùng các lợi ích khác để "nhắm mắt làm ngơ” những hoạt động phi pháp, bất chính.

Nhóm buôn người có nhiều cách khác nhau để cản trở nạn nhân kêu cứu. “Họ có thể bị đe đọa không có thị thực hợp pháp hoặc giấy phép lao động để tiếp tục sống ở đây hoặc bị ‘tẩy não’ rằng cảnh sát có thể là mối nguy lớn”, Qoiriah cho hay.

"Nạn nhân còn mắc hội chứng Stockholm, một chấn thương về mặt tâm lý. Họ coi những kẻ bắt cóc như ‘nguồn sống’ và tin rằng sẽ có cơ hội được đối xử tốt. Tuy nhiên, sự thật phũ phàng, những kẻ buôn người chỉ luôn kìm cách kìm kẹp, kiểm soát 'cần câu cơm' của mình", Marcela Santos, một người đã giúp đỡ Jean, chia sẻ.

“Jean hoàn toàn không có manh mối gì về công ty cô đang làm bởi má mì đứng ra lo toàn bộ quá trình xin visa. Đó là cách họ kiểm soát tình hình, đảm bảo rằng những người phụ nữ không hề nắm được bất kỳ thông tin nào. Họ không có quyền đòi hỏi cũng không nghĩ đến việc tìm lối thoát khỏi cái bẫy này”, Santos nói.

Pho den do o Hong Kong anh 3
Thế giới ngầm hoạt động mại dâm ở Hong Kong được chống lưng bởi các cảnh sát, nhà chức trách.

Một tổ chức phi chính phủ địa phương ước tính ít nhất khoảng 20.000 gái mại dâm đang hành nghề ở Hong Kong. Tuy nhiên, Ann Lee, người phát ngôn của nhóm hỗ trợ lao động tình dục, ước tính con số này khoảng 500.000 người. 20% trong số đó là các trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi.

“Chúng ta cần tìm hiểu nguồn cung, cầu. Bất chấp sự quản lý của cảnh sát, các ổ mại dâm vẫn ngang nhiên hoạt động vào ban ngày. Thụy Điển là tấm gương điển hình trong việc xử lý tệ nạn mại dâm”, Sandy Wong, Chủ tịch Ủy ban chống nạn buôn người, cho hay.

Luật mại dâm ở Thụy Điển kết tội người mua dâm, chứ không phải gái bán dâm. Chính phủ nước này cũng cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho những phụ nữ muốn “giải nghệ”.

“Nếu trừng phạt khách hàng, họ sẽ không trả tiền cho việc mua bán dâm. Toàn bộ ngành công nghiệp tình dục sẽ hoạt động ngầm và sẽ trở nên khó khăn cho nhà chức trách để giữ mối liên hệ với gái mại dâm”, Lee nói.

Các băng đảng tội phạm có tổ chức cũng sẽ có thêm nhiều mánh khóe và buôn bán cả phụ nữ châu Phi hành nghề mại dâm ở cả Hong Kong và Trung Quốc đại lục.

Jean, nay đã 25 tuổi, đang sống trong trại cai nghiện ở Manila, Philippinnes để phục hồi những chấn thương tâm lý.

“Con gái là nguồn động lực duy nhất của tôi. Tôi đang đi học để hoàn thành chương trình giáo dục. Tôi chưa biết sẽ làm nghề gì. Tôi muốn quay lại với cuộc sống bình thường và lấy lại nhân phẩm của mình”, Jean chia sẻ.

Cuộc sống của những cô gái 'đi khách' ở Nigeria

Hàng chục nghìn gái mại dâm, trong đó có những bé gái mới 14 tuổi, phải sống và làm việc trong những khu ổ chuột tồi tàn, ẩm thấp ở Nigeria.

Pattaya: Từ làng chài trở thành 'thiên đường mại dâm'

Sau gần nửa thế kỷ, Pattaya chuyển mình trở thành khu đèn đỏ sầm uất, nổi tiếng nhất thế giới. Gái "bán hoa" trong trang phục gợi cảm xuất hiện mọi ngóc ngách, chào mời du khách.



Trà My

Ảnh: SCMP

Bạn có thể quan tâm