Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gần 400 fanpage, tài khoản mạng xã hội giả mạo công an

Cảnh sát công nghệ cao phát hiện gần 400 trang mạng, tài khoản Facebook, YouTube, TikTok… giả mạo, sử dụng hình ảnh của lực lượng công an để lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân.

Ngày 24/11, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết thời gian qua, lực lượng phòng chống tội phạm công nghệ cao phát hiện gần 400 trang mạng, tài khoản mạng xã hội (Facebook, YouTube, TikTok, Instagram…) giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng công an để gây án.

Như nhóm “Học viện An ninh nhân dân - T01” có hơn 11.200 thành viên đã mạo danh Học viện An ninh nhân dân để phát tán nhiều hình ảnh phản cảm, không kiểm duyệt nội dung. Ngày 23/8, cơ quan chức năng đã làm việc với Đ.H.T.A. (32 tuổi, trú quận Ba Đình, Hà Nội) để làm rõ động cơ lập và sử dụng nhóm trên.

Một trường hợp khác đã bị xử lý như T.T.N. (28 tuổi, quê Vĩnh Phúc) do thiết lập trang mạng xã hội, mạo danh lực lượng công an nhân dân như “Cảnh sát hình sự”, “Cảnh sát cơ động”, “Cảnh sát giao thông”... với hơn một 1 triệu lượt người theo dõi.

Gia mao cong an anh 1

Một số trang mạng dùng hình ảnh của lực lượng công an.

Chỉ ra thủ đoạn của các cá nhân lợi dụng trang mạng xã hội giả mạo để thực hiện ý đồ xấu như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự Đảng, Nhà nước và lực lượng công an, trung tướng Tô Ân Xô cho biết họ thường tập trung vào các hình thức sau:

- Giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, báo điện tử Công an nhân dân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; thu thập trái phép thông tin căn cước công dân, số điện thoại, tài khoản ngân hàng.

- Mạo danh cơ quan, đơn vị công an để mua bán trang phục công an nhân dân, công cụ hỗ trợ, thiết bị PCCC không đạt chuẩn; quảng cáo hàng cấm, hàng giả, hàng nhái.

- Lợi dụng uy tín của lực lượng công an để chia sẻ bài viết từ trang thông tin điện tử không phép nhằm thu lời từ quảng cáo.

- Phát tán thông tin “giật tít, câu like”; sử dụng ngôn từ, hình ảnh phản cảm, lan truyền thông tin xấu độc, sai sự thật trên không gian mạng, gây hoang mang dư luận.

Bộ Công an khuyến cáo người dân cần theo dõi, tìm đọc thông tin trên các trang mạng xã hội uy tín, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân công khai trên mạng xã hội, không truy cập các đường link yêu cầu nhập mã OTP.

Mọi người cũng không nên cài phần mềm không rõ nguồn gốc, không công khai tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội, thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập trên các nền tảng online...

2 cuốn sách giúp hiểu rõ hơn về luật hình sự

1. Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đề cập các điều luật về đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

2. 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật Hình sự giúp tìm ra những điểm mấu chốt mang tính bản chất để phân biệt tội danh này với tội danh khác.

Vì sao nhiều người vẫn bị công an, viện kiểm sát dỏm lừa tiền

Bộ Công an khẳng định cơ quan công an chỉ làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo gửi qua chính quyền. Cơ quan điều tra tuyệt đối không làm việc qua điện thoại, mạng xã hội.

Bộ Công an triệt phá đường dây đánh bạc 30.000 tỷ ở TP.HCM

Hàng trăm cảnh sát thuộc Bộ Công an phối hợp với công an các tỉnh thành phía Nam khám xét nhiều địa điểm ở TP.HCM, Đồng Nai, bắt giữ 14 người trong đường dây đánh bạc quy mô lớn.

Hoàng Lam

Bạn có thể quan tâm