Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Gan lợn có độc hại?

Thịt lợn là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Tuy nhiên, chế biến thịt lợn không đúng cách, thiếu an toàn vệ sinh có thể dẫn tới nhiều hiểm nguy.

luu y khi an thit lon anh 1

Bộ phận nào của lợn chứa nhiều kim loại nặng?

  • Đuôi
  • Lòng
  • Gan

Bác sĩ Nguyễn Thuỳ Linh, khoa Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội, cho biết gan là bộ phận giải độc của lợn. Phần lớn, các chất đi qua gan sẽ được phân hủy. Tuy nhiên, kim loại nặng, chất kích thích tăng trưởng mà lợn hít hoặc ăn vào không thể phân hủy và bị đọng lại tại gan. Ảnh: Getty Images.

luu y khi an thit lon anh 2

Nên chọn gan lợn như thế nào?

  • Màu đỏ tím, kích thước to
  • Màu đỏ sẫm, bên trong không có lỗ hổng
  • Màu đỏ sẫm tươi, không có nốt sần trên mặt gan

Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia, khi mua gan, chúng ta nên chọn những sản phẩm có màu đỏ sẫm tươi, không có nốt sần trên mặt. Ảnh: Freepik.

luu y khi an thit lon anh 3

Chế biến gan lợn như thế nào?

  • Làm sạch bằng chanh
  • Ngâm nước muối
  • Rửa bằng thuốc tím

Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh khuyến cáo chúng ta không nên ăn gan lợn thường xuyên. Nếu ăn, bạn cần làm kỹ bằng cách ngâm trong nước muối, bóp rửa sạch và ăn chín. Trong khi đó, bác sĩ Lê Thị Hải khuyên chúng ta nên rửa sạch và lấy giấy ăn thấm khô hết máu ứ trong gan. Ảnh: Getty Images.

luu y khi an thit lon anh 4

Bộ phận nào của lợn thường xuyên bị ký sinh trùng xâm nhập?

  • Nầm
  • Phổi
  • Móng

Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, lợn thường xuyên hít thở sát mặt đất. Nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn, virus cũng liên tiếp chui vào phổi. Khi sơ chế, ta rửa cũng không thể sạch được. Do đó, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi dùng phổi lợn làm thức ăn. Ảnh: iStock.

luu y khi an thit lon anh 5

Ăn nhiều lòng lợn có thể gây?

  • Gout, gan nhiễm mỡ
  • Viêm tụy
  • Tăng mỡ máu
  • Tất cả bệnh trên

Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia, lòng lợn chứa nhiều cholesterol gây ra các vấn đề với người bị tiểu đường, tim mạch hay bệnh về chuyển hóa. Ăn nhiều lòng lợn còn có thể gây bệnh gout, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, làm tăng mỡ máu. Ảnh: Eating Well.

luu y khi an thit lon anh 6

Nguy cơ khi ăn lòng lợn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh

  • Nhiễm giun sán
  • Viêm ruột
  • Viêm gan B

Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia, tiết lộ nhiều cơ sở chế biến nội tạng động vật không hợp vệ sinh, nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người. Người ăn phải nội tạng động vật kém chất lượng, bị ôi thiu, biến đổi màu rất dễ bị nhiễm giun sán. Ảnh: Shutter Stock.

luu y khi an thit lon anh 7

Chúng ta nên ăn tối đa bao nhiêu bữa nội tạng một tuần?

  • 2-3
  • 3-4
  • 4-5

Bác sĩ Lê Thị Hải khuyến cáo chúng ta chỉ nên ăn mỗi tuần 2-3 lần nội tạng, trong đó, mỗi lần ăn 50-70 gram với người lớn. Riêng trẻ em chỉ nên ăn 30-50 gram/bữa. Ảnh: City Pass Guide.

Thực phẩm không nên ăn vào buổi tối

Ăn quá no hoặc đồ khó tiêu vào buổi tối có thể khiến bạn mất ngủ, tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm