Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gặp chàng trai khiếm thị đầy nghị lực

Xuất thân từ gia đình nghèo, mắc chứng bệnh thoái hóa giác mạc từ nhỏ, anh vẫn tiếp tục đi tìm ánh sáng cho tương lai của mình, trở thành người cán bộ khiếm thị mẫu mực.

Anh là Hồ Sỹ Phong, sinh năm 1988, tại mảnh đất nghèo thuộc huyện Lộc Hà. Cuộc sống của gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn vì cả nhà chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nông nghiệp. 

Khi sinh ra anh cũng có đôi mắt sáng như bao bé trai lành lặn khác, nhưng đến năm lên 2 tuổi thị lực của anh bỗng nhiên suy giảm. Tới bệnh viện khám bác sĩ chẩn đoán anh bị thoái hóa giác mạc, ít tháng sau đôi mắt của anh đã vĩnh viễn không thể nhìn thấy ánh sáng.

Hồ Sỹ Phong hiện nay là Phó Chủ tịch Hội người mù huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Hồ Sỹ Phong hiện nay là Phó Chủ tịch Hội người mù huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).

Chưa dám nộp hồ sơ xét tuyển vì nghèo

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa qua, nữ sinh dân tộc Nùng đạt điểm số cao, nhưng chần chừ mãi vẫn chưa dám nộp hồ sơ xét tuyển đại học.

Vượt lên số phận

Có người nghĩ mất đi đôi mắt là mất đi cửa sổ nối liền họ với thế giới bên ngoài. Có người đã tuyệt vọng, buông xuôi và có suy nghĩ tiêu cực. 

Nhưng Hồ Sỹ Phong lại khác, dù không nhìn thấy rõ nhưng anh vẫn muốn được cắp sách tới trường như bao bạn bè cùng trang lứa khác. 

Thương con, thấy con khao khát được học chữ, bố mẹ đã cho anh theo học tại trường dành riêng cho người khiếm thị tại huyện Can Lộc. 

Tại đây anh được học tập và sinh hoạt cùng với những người bạn đồng cảnh ngộ, sự yêu thương của thầy cô đã giúp anh không còn mặc cảm nữa mà đã trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Cũng chính từ đây anh bắt đầu bộc lộ được những tố chất thông minh, và nghị lực sống mãnh liệt của mình.

Sau 5 năm theo học ở ngôi trường chuyên biệt, cuối THCS và 3 năm THPT, anh được chuyển ra học hòa nhập với các bạn học sinh sáng mắt. Là học sinh khiếm thị duy nhất theo học tại trường, ban đầu anh phải đối mặt với không ít khó khăn trong quá trình học tập.

Anh Phong nhớ lại: “Khó nhất là khi thầy cô viết trên bảng vì mình không thấy gì, phải nhờ bạn bè đọc lại. Cách giảng dạy của thầy cô cũng không giống như ở lớp khiếm thị nên lúc đầu mình cũng nản lắm.

Nhưng được bạn bè, thầy cô giúp đỡ mình nghĩ nếu không cố gắng học thì cũng chẳng thể làm được gì, học để đạt được ước mơ của mình”.

Với sự nỗ lực của mình trong suốt quá trình học anh luôn đạt được thành tích cao, đạt danh hiệu học sinh giỏi nhiều năm liền. Anh còn đạt 4 giải học sinh giỏi huyện, đặc biệt là môn Tiếng Anh, năm lớp 9 trong kỳ thi HSG cấp huyện môn Tiếng Anh, anh đã giành giải nhì, là học trò ngoan, tham gia nhiệt tình các phong trào Đoàn - Đội.

Anh bảo sở dĩ mình học tốt môn Tiếng Anh là vì tuy khiếm thị nhưng bù lại khả năng nghe và nhớ của anh lại rất tốt. Trước khi bước vào học môn học này anh đã phải giành một khoảng thời gian để ngồi chép nguyên cuốn sách giáo khoa Tiếng Anh bằng chữ nổi để có tài liệu học như những bạn bình thường khác.

Nghị lực phi thường của chàng vận động viên không chân

Với niềm tin và nghị lực phi thường, Nguyễn Hồng Lợi đã xuất sắc vượt qua kỷ lục bơi lội của chính mình trong chương trình "Điều ước thứ 7".

Thành công sau sự nỗ lực

Sau khi tốt nghiệp THPT anh được Hội cho đi tào tạo tại Hà Nội. Năm 2012 anh về sinh hoạt tại địa phương và được kết nạp Đảng. Cũng từ đây anh bắt đầu cống hiến tuổi trẻ của mình cho quê hương.

Trên cương vị Phó Chủ tịch Hội Người mù huyện Lộc Hà, chàng trai chưa đầy 30 tuổi Hồ Sỹ Phong luôn cố gắng phấn đấu làm tròn trách nhiệm của một người cán bộ: tổ chức tốt công tác dạy chữ nổi cho những người khiếm thị trên địa bàn, tổ chức dạy nghề, tổ chức nhiều câu lạc bộ, những buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ sôi nổi cho hơn 500 hội viên.

Bên cạnh đó anh còn rất tích cực trong phong trào tình nguyện, phối hợp cùng với Hội Người mù tỉnh tổ chức vận động các cơ quan chức năng quyên góp ủng hộ giúp đỡ các đối tượng bị khiếm thị có cơ hội được mổ mắt miễn phí.

Tính đến thời điểm này bản thân anh đã vận động hổ trợ mổ mắt miễn phí cho 20 đối tượng bị khiếm thị là những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Ngoài ra, anh còn mở lớp dạy thêm tiếng Anh miễn phí tại nhà cho các em học sinh Tiếu học, THCS, THPT và các bạn sinh viên. Anh đã mở được 6 lớp thu hút hơn 80 học sinh, sinh viên tham gia, giúp các em nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình.

Anh đã từng trải qua nhiều khó khăn, may mắn được bạn bè, người thân giúp đỡ rất nhiều mới có được cuộc sống như ngày hôm nay, nên nhận thức rõ ý nghĩa của giáo dục đối với những người khiếm thị. 

Chính vì vậy anh luôn muốn tham gia vào công tác đào tạo để giúp đỡ những người không may mắn khác học được điều gì đó hữu ích giúp họ có thêm niềm tin để hòa nhập vào xã hội. 

Với những cố gắng và nỗ lực không ngừng của mình, anh vinh dự được bầu làm Ủy viên của Hội Người mù huyện Lộc Hà, 2 lần được Trung ương Hội Người mù Việt Nam tặng bằng khen vì có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác Hội, nhiều năm liền được nhận giấy khen của Hội Người mù của huyện, tỉnh. Đặc biệt, anh còn là một trong 10 gương thanh niên tiêu biểu của Hội LHTN huyện năm 2014.

Chị Cù Thị Lan - mẹ anh - chia sẻ: “Sau biết bao chặng đường vất vả đã đi qua, giờ đây con trai tôi cũng đã trưởng thành và độc lập hơn trong cuộc sống. 

Là người mẹ thấy con mình dù thiệt thòi, nhưng đã nỗ lực hết mình và gặt hái được nhiều thành công, chẳng thua kém gì bạn bè, nên tôi luôn tự hào và đặt niềm tin ở con mình”.

Dám vượt qua số phận, ước mơ và nỗ lực hết mình để hiện thực hóa ước mơ là điều đáng quý ở bất cứ ai, đặc biệt với những người khiếm thị phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Những gì mà anh Hồ Sỹ Phong đã và đang nỗ lực chính là động lực cho nhiều bạn trẻ khiếm thị vươn lên trong cuộc sống.

Cô học trò Nguyễn Thị Diệu Lê và ước mơ làm doanh nhân

Đó là câu chuyện của cô học trò Nguyễn Thị Diệu Lê, lớp 12 chuyên văn trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).

http://giaoducthoidai.vn/tre/gap-chang-trai-khiem-thi-day-nghi-luc-1176272-c.html

Theo Huy Hiếu, Minh Thư/Giáo Dục Thời Đại

Bạn có thể quan tâm