Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gập ghềnh đường đến trường

Người mẹ tảo tần sớm hôm gánh vác cả gia đình bỗng chốc ngã quỵ sau một cơn tai biến, người cha mười mấy năm nửa điên nửa dại từ lâu...

Đường đến trường của hai chị em nhà nghèo học giỏi vì thế cũng gian nan, gập ghềnh...

Hai chị em ấy là Nguyễn Thị Phương Vy (sinh viên năm 2, Đại học Sư phạm Đà Nẵng) và Nguyễn Thị Phương Châu (Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông, trú thôn Nông Sơn 2, xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam).

Trên chiếc giường tre ọp ẹp chân thấp chân cao, người phụ nữ da dẻ xanh xao, phờ phạc đang thở thốc từng hơi dài, chốc chốc lại cất lên những tiếng rên rỉ đến quặn lòng.

Vy (trái) và Châu với những khoảng thời gian ít ỏi bên mẹ trong dịp hè. Ảnh
Vy (trái) và Châu với những khoảng thời gian ít ỏi bên mẹ trong dịp hè.

9X điển trai bỏ ngành hàng không làm MC truyền hình

Tham gia khuấy động nhiều chương trình, Phạm Vĩnh Phú gây ấn tượng với khán giả truyền hình bởi sự năng động và linh hoạt thay đổi trong nhiều hình ảnh khác nhau.

Nhìn về góc phòng tối om nơi người đàn bà nằm bất động, ông Võ Nga (chủ tịch Hội Chữ thập đỏ kiêm chủ tịch Hội Khuyến học xã Điện Phước) nghèn nghẹn nhắc đến gia cảnh éo le bậc nhất của xã mình: “Bà Lê Thị Bích Liên, mẹ của hai cháu đó, bị tai biến cách đây năm năm dẫn đến bại liệt nửa người.

Người đàn ông mà khi tới đầu ngõ mọi người thấy lầm lũi bỏ đi là ông Nguyễn Đình Nhân, cha của hai cháu Vy và Châu. Ông mắc chứng tâm thần 16 năm nay. Ngày thường nhà vắng hoe, ảm đạm lắm”.

Trải lòng về nỗi thống khổ của gia đình đang trải qua, bà Liên không nén nổi hai hàng nước mắt lăn dài rồi hồi tưởng về những tai ương giáng xuống tổ ấm bé nhỏ. Bà Liên kể hồi Châu còn đỏ hỏn, ông Nhân đột nhiên lên cơn đau đầu dữ dội, đập phá, chửi bới trong vô thức.

Gia đình đưa ông ra Đà Nẵng chẩn đoán thì bác sĩ kết luận ông bị phân liệt cảm xúc. Vậy là từ đó đến nay, ông sống kiếp nửa ngây nửa dại.

“Cuộc sống êm đềm của cả nhà bỗng chốc đảo lộn khi ông phát bệnh. Một mình tôi đảm đương việc đồng áng, chăm lo hai con ăn học và chi phí thuốc thang hằng tháng cho chồng. Năm 2009, trong khi đang bẻ bắp thuê cho người ta, tôi bất ngờ ngã quỵ, đến sáng hôm sau thì bất tỉnh và một nửa cơ thể dường như tê liệt từ đó đến nay” - bà Liên nói trong nước mắt.

Kể từ ngày cả vợ chồng đổ bệnh, bao nhiêu của cải sau nhiều năm ròng rã dành dụm lũ lượt đội nón ra đi. Con đường đến trường của hai chị em Vy, Châu cũng trở nên gập ghềnh bởi nghịch cảnh có thể chặn đứng ước mơ cắp sách đến trường bất cứ lúc nào. Nhưng cắn răng vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách, cả hai chị em vẫn quyết tâm chinh phục con chữ.

Hiện Vy theo học năm 2 ngành sư phạm mầm non, còn Châu vừa chuẩn bị vào lớp 11 Trường chuyên Lê Thánh Tông. Vy chọn ngành học thuộc khối sư phạm vì sẽ giảm được khoản học phí lên tới bạc triệu mỗi năm. Thấu hiểu tình cảnh gia đình Châu cũng ra sức phấn đấu để hoàn tất mong muốn đậu vào trường chuyên.

“Đó không phải ngành học em yêu thích nhưng phù hợp với hoàn cảnh khi ba mẹ đều mất sức lao động. Em gái học ở trường chuyên nên cũng bớt được chi phí học tập. Tụi em đã hứa với ba mẹ sẽ học thật giỏi, thà cắn răng nhịn cơm chứ nhất quyết không chịu đói chữ” - Vy chia sẻ.

Vào mỗi dịp hè, hai chị em lại dắt díu nhau ra Đà Nẵng kiếm việc làm thêm. Hiện Vy đang làm tạp vụ cho các quán ăn, cà phê với mỗi ngày công em được trả thù lao khoảng 70.000 đồng.

Trong khi đó, Châu đã xin được suất dạy kèm tại nhà gần một tháng nay. Cả hai chị em đang tranh thủ những ngày nghỉ ít ỏi với mong muốn kiếm tiền đỡ đần ba mẹ trang trải hàng tá chi phí khi bước vào năm học mới.

Những câu chuyện về nghĩa cử đẹp lay động cư dân mạng

Chứng kiến các sự việc xảy ra trong cuộc sống, các thành viên chia sẻ lại trên trang cá nhân và được cộng đồng mạng quan tâm. Sau mỗi câu chuyện là một bài học đáng suy ngẫm.

http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20150721/gap-ghenh-duong-den-truong/780372.html

Theo Thanh Ba/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm