Xin Xin đang sống ở Sở thú Chapultepec. Con gấu trúc này là cháu gái của cặp gấu trúc Pe Pe và Ying Ying, được Trung Quốc tặng vào năm 1975. Hiện tại, Xin Xin là con gấu trúc duy nhất ở châu Mỹ Latinh và một trong những con gấu trúc cuối cùng trên thế giới không thuộc sở hữu của Trung Quốc. Ảnh: Alejandro Cegarra. |
Xin Xin hiện 33 tuổi và chưa từng sinh sản. Quần thể gấu trúc của Mexico có thể sẽ kết thúc khi Xin Xin qua đời. Trong những năm trở lại đây, thành phố Mexico đã từng bước phát triển trở thành một trung tâm du lịch và giải trí với nhiều các buổi hòa nhạc lớn, những giải đua xe và sự kiện World Cup cũng diễn ra vào năm 2026. Đó chính là lý do Xin Xin ngày càng bị lãng quên. Ảnh: The Mercury News. |
Sơ đồ phả hệ của những con gấu trúc Mexico có từ năm 1974, khi Pe Pe và Ying Ying ra đời. Trung Quốc đã tặng cặp gấu trúc này cho Mexico một năm sau đó. Xin Xin có một họ hàng khác là gấu trúc Shuan Shuan đã qua đời ở tuổi 35. Vào năm 2022, Xin Xin trở thành con gấu trúc cuối cùng của vườn thú. Ảnh: Alejandro Cegarra. |
Matteo Milonas, một du khách 8 tuổi đến sở thú Chapultepec, tạo dáng với một cặp gấu trúc và sư tử nhồi bông. Vào những năm 1970, món quà từ Trung Quốc đã gây ra cơn sốt gấu trúc ở Mexico. Ảnh: Alejandro Cegarra. |
Vào cuối những năm 1950, Trung Quốc thường tặng những con gấu trúc khổng lồ cho các quốc gia để thể hiện tình bạn và liên minh ngoại giao. Điều này được được đất nước tỷ dân áp dụng từ thế kỷ thứ 7 khi hoàng hậu Wu Zetian gửi hai con gấu trúc đến Nhật Bản. Ảnh: CGTN. |
Truyền thống này kết thúc vào năm 1984, khi Trung Quốc thay đổi quy định và bắt đầu cho thuê gấu trúc với thời hạn 10 năm. Các vườn thú phải trả phí lên đến một triệu USD một năm cho mỗi cặp gấu trúc và bất kỳ con cái sinh ra ở nước ngoài đều được coi là tài sản của Trung Quốc và phải được trả lại. Ảnh: Alejandro Cegarra. |
Một nhân viên đang đẩy một chiếc xe dụng cụ để làm sạch môi trường sống của Xin Xin. Người chăm sóc đã gắn bó với công việc này trong 20 năm. Ảnh: Alejandro Cegarra. |
Người chăm sóc đang thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo Xin Xin cư xử bình thường. Ảnh: Alejandro Cegarra. |
Nhân viên đang cố gắng chải chuốt lại cho Xin Xin. Ảnh: Alejandro Cegarra. |
Một huy chương kỷ niệm sinh nhật lần thứ 5 của chú gấu trúc khổng lồ Tohui. Tohui sinh 21/7/1981 và là con gấu trúc đầu tiên bên ngoài Trung Quốc được sinh ra trong điều kiện nuôi nhốt và sống sót. Tohui sống đến 12 tuổi và là mẹ của Xin Xin. Ảnh: Alejandro Cegarra. |
Xin Xin thường dành 12 tiếng mỗi ngày để ngủ và phần thời gian còn lại cho những hoạt động ít vận động như thư giãn, ăn thức ăn bằng tre. Một con gấu trúc sẽ ăn tre tới 15% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ảnh: NBC News. |
Mariano Torres, một nhân viên chính phủ, ăn mặc như linh vật y tế công cộng "Pandemio" và diễu hành qua thành phố Mexico cho một sự kiện cộng đồng. Pandemio trở nên nổi tiếng vì khuyến khích công dân tiêm phòng đại dịch Covid-19. Ảnh: Alejandro Cegarra. |
Bên trái bức hình là một nhân viên sở thú vào môi trường sống của Xin Xin cầm một con gấu trúc làm bằng piñata (chủ yếu là giấy vụn). Đây là một chương trình thúc đẩy hoạt động tinh thần cho Xin Xin. Hình bên phải mô tả một vé vào cửa năm 1994 cho Sở thú Chapultepec có hình minh họa của gấu trúc khổng lồ Tohui. Ảnh: Alejandro Cegarra. |
Những người đi làm hối hả đi ngang qua bức tranh tường của một con gấu trúc khổng lồ bên trong hệ thống tàu điện ngầm thành phố Mexico. Đã có lúc gấu trúc rất nổi tiếng, chúng xuất hiện trong nền âm nhạc, chương trình truyền hình và kỷ vật. Ảnh: Alejandro Cegarra. |
Trong 47 năm qua, Mexico đã tổ chức nhiều sự kiện cho 11 con gấu trúc khổng lồ. Hiện tại quốc gia này chỉ còn lại Xin Xin. Mexico có thể sẽ không có một con gấu trúc khác từ Trung Quốc. Ảnh: Alejandro Cegarra. |
Là một trong những quốc gia lớn nhất thế giới, Mỹ sở hữu vô số điểm đến thú vị, đầy sự khác biệt. Zing giới thiệu đến độc giả loạt sách về đất nước rất được quan tâm này.