Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Gen Z 'hồi sinh' cà vạt

Giới trẻ Mỹ không chỉ xem cà vạt là phụ kiện thời trang, mà còn là cách khẳng định cá tính và thái độ chuyên nghiệp nơi công sở.

Gen Z làm mới cà vạt, biến phụ kiện cổ điển thành phong cách hiện đại. Ảnh minh họa: Đặng Hoàng Giang/Pexels.

Phong cách thời trang công sở thoải mái giúp nhiều người thoát khỏi sự gò bó từ những quy định khắt khe. Tuy nhiên, với một số người trẻ chưa từng đeo cà vạt (caravat), từng là biểu tượng quyền lực truyền thống, việc thiếu đi phụ kiện này lại giống như bỏ lỡ một cột mốc trưởng thành, theo The Wall Street Journal.

Ngày càng có nhiều Gen Z trong độ tuổi 20 chọn đeo cà vạt. Họ không chỉ coi đây là một món phụ kiện thời trang mà còn là cách thể hiện sự nghiêm túc và phong cách cá nhân qua những họa tiết và màu sắc nổi bật.

Ryan Klein (21 tuổi), thực tập sinh Quốc hội, là một ví dụ tiêu biểu. Trong suốt hai mùa hè làm việc tại Washington, Klein đã thắt cà vạt mỗi ngày. Anh chọn diện những chiếc cà vạt mà ông cố để lại từ những năm 1940-1960, kết hợp với một số mẫu mới để tạo điểm nhấn.

Gen Z My,  xu huong thoi trang,  ca vat Donald Trump,  ca vat cao cap,  cach deo ca vat anh 1

Ryan Klein cảm thấy trông chuyên nghiệp hơn khi mang cà vạt. Ảnh: Ryan J. Klein.

“Tôi rất thích phong cách cà vạt bóng bẩy của ông Donald Trump, thể hiện sự nghiêm túc trong công việc. Khi thắt cà vạt, tôi cảm thấy mình nhiều năng lượng và chuyên nghiệp hơn”, Klein chia sẻ.

Sự thay đổi trong phong cách ăn mặc của giới trẻ không chỉ dừng lại ở việc đeo cà vạt. Trong những tuần đầu tiên làm việc, Klein đã ngạc nhiên khi thấy các lãnh đạo của Hạ viện và Thượng viện mang giày thể thao trong các cuộc họp quan trọng. Điều này khiến anh nhận ra rằng xu hướng ăn mặc thoải mái đã trở thành chuẩn mực, ngay cả ở những vị trí quyền lực cao.

Mặc dù cà vạt khó có thể quay lại mức độ phổ biến như trước đại dịch, số liệu cho thấy sự hồi phục đáng kể. Theo trang theo dõi giao dịch thương mại Observatory of Economic Complexity, số lượng nhập khẩu cà vạt tại Mỹ đã tăng từ 61,4 triệu USD năm 2020 lên 106 triệu USD năm 2022.

Sự phục hồi này không chỉ là việc cà vạt quay lại như một món phụ kiện, mà còn phản ánh cách thức sử dụng nó đã thay đổi. Giờ đây, nhiều người đeo cà vạt để phá vỡ những định kiến xưa, từ biểu tượng của sự nam tính và quyền lực thành một phần của phong cách cá tính, nổi loạn, hoặc thậm chí nữ tính.

Tại Phố Wall (New York), quy định “không bắt buộc đeo cà vạt” ở các công ty đã áp dụng gần một thập kỷ. Tuy nhiên, các nhân viên trẻ vẫn đeo cà vạt theo cách của riêng họ.

“Gen Z cố ý lựa chọn những bộ vest "quá khổ", kết hợp cà vạt kiểu phá cách”, David Murray, người đồng sáng lập cửa hàng quần áo nam Grey Clothiers tại New York, nhận xét.

Xu hướng này không chỉ dành cho nam giới. Phụ nữ cũng tích cực tham gia, tận dụng cà vạt như một công cụ giúp họ khẳng định vị thế trong các cuộc họp và thu hút sự chú ý.

Ami Vyas (35 tuổi), chuyên viên quan hệ khách hàng tại ngân hàng Canadian Western Bank, bắt đầu mượn cà vạt của chồng từ một năm trước để thử nghiệm. Cô tự hỏi liệu các khách hàng của mình, phần lớn là nam giới sở hữu ít nhất 750.000 USD tài sản có thể đầu tư, có đối xử với cô khác biệt trong các cuộc họp gặp gỡ hay không.

Sau một thời gian, Vyas cho biết cô nhận được nhiều cuộc gọi lại hơn từ những người tìm kiếm ý kiến về các giao dịch mua bất động sản hoặc kinh doanh.

Cô không khẳng định chắc chắn rằng đó là nhờ những chiếc cà vạt. Thế nhưng, Vyas đã sắm một vài cái cho riêng mình. Hiện, cô đeo cà vạt đi làm khoảng một lần/tuần.

“Tôi chọn cà vạt trong những buổi gặp quan trọng hoặc khi muốn gây ấn tượng với khách hàng lớn”, cô cho biết.

Không chỉ Vyas, Danyela Schupak (51 tuổi), một nhân viên môi giới bất động sản tại New York, cũng thêm cà vạt vào danh sách phụ kiện nổi bật của mình.

“Cà vạt tạo cơ hội để tôi giao tiếp và kết nối trong công việc”, Schupak chia sẻ. Bên cạnh giày dép và trang sức, cà vạt là phụ kiện giúp bà tạo điểm nhấn cho phong cách trang phục đơn điệu của mình.

Một trong những chiếc cà vạt yêu thích của bà Schupak là chiếc đính pha lê từ thương hiệu thời trang Nandanie với giá khoảng 250 USD.

Nancy Berman, người sáng lập thương hiệu Nandanie, đồng thời là thành viên Ủy ban Bảo tồn Di sản Văn hóa Quốc tế của Mỹ, cũng đã đeo cà vạt trong các cuộc họp ở Washington gần đây.

Xu hướng đeo cà vạt đã chứng minh rằng thời trang không chỉ là cách thể hiện cá tính mà còn phản ánh thông điệp xã hội. Cà vạt giờ đây không còn là biểu tượng truyền thống của nam giới mà đã trở thành công cụ để mọi người khẳng định phong cách và vị thế của mình trong môi trường chuyên nghiệp.

Tuổi 17, sức khỏe tinh thần của mình tuột dốc trầm trọng

"Năm 17 tuổi đó, đã không có ai nói với mình rằng, không sao cả, bạn không phải là một người tồi tệ, việc vừa yêu, vừa ghét cha mẹ là một phần bài học của cuộc sống, rằng đó chỉ là cảm xúc của một con người thôi" là một đoạn trích trong cuốn Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều của tác giả Nguyễn Đoàn Minh Thư.

Sách là hành trình khám phá thế giới nội tâm của một người trẻ, đầy hỗn loạn của những suy nghĩ trăn trở, những dằn vặt, những cuộc chiến nội tâm, những cảm xúc vừa phức tạp cũng vừa rất đỗi con người.

Màu của năm 2025 lộ diện

Mocha Mousse, sắc nâu ấm áp của ly cà phê mocha, được Viện Màu sắc Pantone lựa chọn màu của năm 2025.

Tường Uyên

Bạn có thể quan tâm