Quản lý hay lãnh đạo cần đảm bảo rằng Gen Z được lắng nghe và hỗ trợ trong quá trình phát triển sự nghiệp của họ. Ảnh minh họa: Sanket Mishra/Pexels. |
Không chỉ hỗ trợ đơn nhiệm như công nghệ cũ, trí tuệ nhân tạo ChatGPT đã có thể thực hiện đa nhiệm tác vụ. Hiện số lượng người dùng ChatGPT hiện đã vượt qua con số 180 triệu, dự kiến sẽ còn bùng nổ trong tương lai gần.
“Trợ lý ảo” này đang xử lý nhiều yêu cầu phức tạp từ người dùng, từ phát triển mã, viết sơ yếu lý lịch, đặc biệt là viết nội dung sáng tạo. Bên cạnh đó, một số lượng lớn người dùng đang tận dụng trí tuệ nhân tạo này để nhận lời khuyên về sự nghiệp, trong đó có Gen Z, theo Forbes.
Kết quả khảo sát từ INTOO, công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển nghề nghiệp và Workplace Intelligence, công ty nghiên cứu độc lập, cho biết trong 1.600 lãnh đạo và nhân viên tham gia khảo sát, có 47% Gen Z đánh giá cao lời khuyên về sự nghiệp của ChatGPT so với người quản lý của họ.
Theo phân tích dữ liệu điều tra dân số từ Glassdoor, 2024 dự kiến là năm đầu tiên số lượng nhân lực Gen Z (sinh năm 1997-2012) vượt qua thế hệ Baby Boomers (sinh năm 1946-1964). Điều này thúc dẩy doanh nghiệp cần phải thay đổi môi trường để đáp ứng nhu cầu của nguồn nhân lực chiếm phần đông.
Sự sáng tạo của Gen Z thể hiện rõ khi họ tận dụng công nghệ AI như ChatGPT để định hình sự nghiệp tương lai của mình. Ảnh minh họa: Matheus Bertelli/Pexels. |
Thế hệ Z phát triển thông qua việc kết nối xã hội, bên cạnh đó họ mong muốn tạo ra sự khác biệt. Những đặc điểm này khiến Gen Z luôn tìm kiếm cơ hội được cố vấn, đào tạo và định hướng nghề nghiệp.
Thế hệ tìm đến AI để tìm lời khuyên về nghề nghiệp, bởi họ không có đủ niềm tin rằng các quản lý và lãnh đạo có thể cung cấp những nguồn lực cần thiết cho họ để tiến tới thành công.
Với sức mạnh của trí tuệ nhân tạo, ChatGPT có thể là cố vấn có tiềm năng trong việc cung cấp lời khuyên nghề nghiệp cho Gen Z. Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào công nghệ cũng đặt ra những thách thức về mối quan hệ xã hội và tương tác con người.
Theo Forbes, quản lý, lãnh đạo và ngay cả chính nhân viên Gen Z có thể cải thiện nhu cầu cần được cố vấn. Dưới đây là những gợi ý dành cho các cấp bậc nhân viên.
Gen Z, những người trẻ tràn đầy đam mê, đang tìm kiếm sự lắng nghe và lời khuyên để khám phá con đường sự nghiệp của mình. Ảnh minh họa: Shantanu Kumar/Pexels. |
Nhân viên hãy chủ động, biến sếp thành 'đồng minh'
Nếu tổ chức chưa tập trung nhiều vào phát triển sự nghiệp của bạn, hãy tự quản lý sự phát triển của mình.
Điều này đồng nghĩa nhân viên nên tự mình tiến hành lập kế hoạch để hẹn cuộc gặp với sếp để thảo luận về khát vọng nghề nghiệp của bạn. Trước đó, bạn cần có danh sách liệt kê những kỹ năng và thành tựu trước đây của mình. Tiếp theo, xác định rõ mục tiêu sự nghiệp ngắn hạn và dài hạn
Khi trao đổi, hãy lắng nghe lời khuyên từ cấp trên của mình, đề xuất kế hoạch phát triển cùng nhau. Chủ động tiếp cận sự hỗ trợ sẽ giúp bạn có thêm một người đồng minh đồng thời là người hướng dẫn trong công việc cho bạn.
Lãnh đạo hiệu quả không chỉ là người quyết định, mà còn là người hỗ trợ và đồng hành cùng Gen Z trên hành trình phát triển sự nghiệp. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels. |
Quản lý cởi mở, tiếp động lực cho nhân viên
Hãy cho nhân viên của mình cảm thấy được hỗ trợ bằng cách có những giao tiếp cởi mở và thường xuyên đưa ra lời khuyên, góp ý. Điều này giúp xây dựng môi trường làm việc tích cực cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển của từng cá nhân trong nhóm.
Quản lý cần hợp tác với từng thành viên trong nhóm để xác định kế hoạch phát triển sự nghiệp. Khi giúp nhân viên có hướng đi rõ ràng hơn, họ sẽ có mục tiêu cụ thể đồng thời có nhiều động lực phát triển.
Ngoài ra, hãy mang đến nhiều cơ hội đào tạo cho nhân viên. Ví dụ như cung cấp các hội thảo trực tiếp, các khoá học trực tuyến hoặc khuyến khích nhân viên tham gia vào các dự án có quy mô lớn.
Dù it hay nhiều, sự hỗ trợ của quản lý vẫn có ảnh hưởng đáng kể đến tiến triển nghề nghiệp của nhân viên. Ảnh minh họa: Mart Production/Pexels. |
Lãnh đạo nâng cao năng lực của nhà quản lý, tạo ra những người sếp chất lượng
Hãy tăng năng lực cho người quản lý để họ có khả năng cung cấp lời khuyên sự nghiệp tốt hơn. Như trong báo cáo của INTOO, chỉ có 51% lãnh đạo nói rằng quản lý tại tổ chức của họ được đào tạo về cách đưa ra lời khuyên nghề nghiệp cho đội ngũ trong nhóm. Việc đào tạo cung cấp cho những người quản lý kỹ năng để hỗ trợ và truyền cảm hứng cho nhân viên.
Bên cạnh đó, báo cáo của INTOO cũng chỉ ra những nhân viên có được sự hỗ trợ “ít nhiều” từ sếp cảm thấy mình đạt được tiến bộ trong sự nghiệp gấp 7 lần so với việc không có ai giúp đỡ. Qua đó thấy được tầm quan trọng của sự hướng dẫn từ phía quản lý đến phát triển sự nghiệp của nhân viên.
Trong thời đại trí tuệ nhân tạo lên ngôi, ChatGPT mang lại nhiều ứng dụng thực tế và hiệu quả trong nhiều ngành nghề. ChatGPT có thể đóng vai trò hữu ích, nhưng công cụ này không thể thay thế được sự hỗ trợ từ mối quan hệ con người.
Việc biến trở thành đồng minh của nhân viên, hỗ trợ họ thay vì để máy móc thực hiện điều đó không chỉ tạo ra môi trường làm việc tích cực mà còn tạo động cho nhân viên, tăng cường năng suất công việc, thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng kinh doanh cho tổ chức.
Nhà giáo dục và hùng biện người La Mã Quintilian từng nói rằng: "Chúng ta phải xây dựng tâm trí của mình thông qua đọc sâu hơn là đọc rộng". Thực hành đọc sâu là một quá trình rèn luyện có chủ đích. Mục Lifestyle giới thiệu với độc giả 6 nguyên tắc phát triển thói quen đọc sâu để không chỉ khám phá thế giới và kiến thức mà còn khám phá về chính bản thân mình.