Với nhiều người, gia đình chẳng phải điều gì to tát, lớn lao mà chỉ đơn giản là nơi có bữa cơm của mẹ, kỷ niệm buồn vui thời ấu thơ và nơi để quay về mỗi khi mệt mỏi.
Gia đình là hai tiếng thiêng liêng và cao cả trong lòng mỗi người. Đó là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu thương mà các thành viên trong gia đình dành cho nhau không bao giờ kết thúc.
Gia đình là nhà và nhà là gia đình. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc khôn lớn, trưởng thành, gia đình luôn là tổ ấm che chở, bảo vệ cho ta.
Dù đi khắp 4 phương trời, gia đình - nơi có bữa cơm ngon do bàn tay mẹ nấu - vẫn luôn khiến ta bồi hồi mỗi khi nhớ về.
Gia đình cũng là nơi ta có thể sống thật nhất, mà không phải tạo cho mình vỏ bọc nào cả.
Gia đình vẫn luôn dang rộng vòng tay chào đón dù ta có thất bại hay thảm hại đến đâu.
Chẳng nơi đâu lưu giữ nhiều kỷ niệm buồn, vui của thời ấu thơ như ở nhà.
Nơi ta có giấc ngủ bình yên, chẳng mang muộn phiền lo lắng về cuộc sống xô bồ chính là gia đình.
Chúng ta có một nơi nương náu bình yên nhất - đó là nhà. Chúng ta có những người để yêu thương trọn đời - đó là gia đình.
Năm 2001, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm ký ban hành Quyết định 72/2001/QĐ-TTG chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày gia đình Việt Nam.
Đây là dịp tôn vinh mái ấm gia đình Việt, giúp mọi thành viên trong nhà quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng hiểu được giá trị mái ấm, cùng nhau vượt qua sóng gió.
Nén nỗi đau trước sự thật con gái 2 tuổi sắp phải lìa xa cõi đời, ông bố trẻ ở Trung Quốc tự tay đào mộ và cùng nằm xuống để bé tập quen với cảm giác lạnh lẽo dưới đất.
Câu chuyện cụ ông 77 tuổi bị khiếm thị từ nhỏ, hơn 50 năm không thấy mặt vợ do anh Bùi Đình Cảnh (27 tuổi, quê Thái Bình) vô tình chứng kiến và kể lại khiến nhiều người xúc động.