Nếu chỉ được bán với giá 40 USD, vaccine sẽ là bước đột phá mới trong công tác dự phòng HIV. Ảnh minh họa: Unsplash. |
Thuốc Lenacapavir, được sản xuất bởi Gilead, ông lớn ngành Dược tại Mỹ, hiện có giá 42.250 USD (hơn 1 tỷ đồng) cho 2 liều trong năm điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang vận động công ty bán thuốc này với giá thấp hơn 1.000 lần (khoảng 40 USD, tương đương hơn 1 triệu đồng) cho toàn thế giới.
Chương trình chung của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAids) dự đoán Lenacapavir nếu được phân phối với giá 40 USD có thể trở thành bước đột phá mới trong công tác dự phòng HIV.
Winnie Byanyima, Giám đốc điều hành của UNAids, nhận định phương pháp điều trị này "đỡ lộ liễu" hơn so với việc phải uống thuốc điều trị hàng ngày như hiện nay. Điều này giúp cứu sống rất nhiều bệnh nhân bị kỳ thị do mắc HIV hoặc do xu hướng tình dục của họ.
Theo kết quả được Gilead công bố vào tháng trước, Lenacapavir có khả năng bảo vệ 100% cho hơn 5.000 phụ nữ ở Nam Phi và Uganda. Mặc dù vậy, hiện nay, loại thuốc này chỉ được cấp phép để điều trị thay vì dự phòng.
Trong một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị quốc tế về AIDS lần thứ 25 tại Munich (Đức) diễn ra hôm 23/7, các nhà khoa học cho hay hiện tại, Lenacapavir có giá hơn 42.000 USD, mức giá mà không phải ai cũng có thể tiếp cận được.
Do đó, các nhà vận động hy vọng tập đoàn Gilead có thể thông qua Quỹ sáng chế thuốc của Liên Hợp Quốc để cung cấp thuốc cho các nước có thu nhập thấp và trung bình. Số ca mắc HIV tại các quốc gia này chiếm tới 95% tổng số ca nhiễm HIV trên thế giới.
Các nhà khoa học dự đoán trong tương lai, nếu có 10 triệu người sử dụng, thuốc có thể được bán với giá rẻ gấp 1.000 lần (40 USD) nhưng vẫn có thể mang lại lợi nhuận 30%. Về lâu dài, số người cần sử dụng thuốc có thể lên tới 60 triệu người.
Đáp lại yêu cầu này, đại diện Gilead cho biết còn quá sớm để định giá Lenacapavir cho mục đích dự phòng. Tuy nhiên, tập đoàn này cũng sẽ sớm đưa ra những chiếc lược giúp vaccine này phổ biển hơn trên toàn cầu.
"Chúng tôi cam kết sẽ cung cấp vaccine với giá cả phải chăng và chất lượng tốt nhất cho các quốc gia cần thuốc nhất. Danh sách các nước này vẫn đang được sàng lọc và lựa chọn", đại diện Gilead cho hay.
Joyce Ouma, cán bộ chương trình cấp cao tại Y+ Global, một mạng lưới những người trẻ sống chung với HIV, cho biết việc tiêm thuốc 2 lần/năm sẽ mang lại sự thay đổi lớn đối với những người trẻ đang sống chung hoặc có nguy cơ nhiễm HIV.
"Việc phân phối công bằng Lenacapavir đến các quốc gia nam bán cầu có thể giúp hoàn thành mục tiêu chấm dứt lây nhiễm HIV vào năm 2030", Ouma cho biết.
Câu chuyện cảm động khi đứng trước ranh giới sinh tử của bác sĩ Paul Kalanithi đã khiến hàng triệu độc giả rơi nước mắt. Sau khi được xuất bản tại Mỹ, cuốn sách nhiều tháng liền đứng đầu bảng trong danh sách Basic Medical Sciences và nhiều tuần đứng trong list #1 của New York Times Best seller. Khi hơi thở hóa thinh không đích thực là một sự ám ảnh, là lời nhắc nhở về ý nghĩa của cuộc sống và cũng là gợi mở cho những ai đang loay hoay tìm kiếm mục đích sống.