"Gia trưởng", có nguồn gốc từ triết học Nho giáo, dùng để chỉ người đứng đầu gia đình. Nhưng theo thời gian, thuật ngữ này bị khoác lên sắc thái tiêu cực.
Một người được cho là "gia trưởng" sẽ áp đặt ý kiến, quyết định mọi việc trong gia đình mà không tham khảo ý kiến của người khác; hay ghen tuông, kiểm soát người khác; có xu hướng bạo lực và tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Thế nhưng, chỉ vài tháng gần đây, dưới góc nhìn mới của Gen Z, "gia trưởng" lại được phủ lên một lớp nghĩa mới thông qua trào lưu "bạn trai gia trưởng".
Trào lưu này xuất hiện khoảng cuối năm 2023, thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. "Bạn trai gia trưởng" dùng để chỉ những người đàn ông thể hiện sự yêu thương, che chở và bảo vệ đối phương thông qua thái độ và lời nói cọc cằn, giọng ra lệnh.
Xu hướng "bạn trai gia trưởng" bắt nguồn từ một clip viral trên TikTok. Đoạn video bàn về gu chọn người yêu, trong đó có mẫu hình người đàn ông gia trưởng với câu nói: "Anh rất là gia trưởng đấy. Người gia trưởng sẽ lo được cho em".
Cùng với biểu cảm hài hước của chủ kênh, video này thu hút hơn 1 triệu lượt xem và gần 50.000 lượt thích. Bên dưới video, nhiều tài khoản để lại bình luận hưởng ứng rằng "gia trưởng là gu người yêu của mình".
Nhanh chóng bắt trend, nhiều người trẻ sáng tạo video ngắn với nội dung về "bạn trai gia trưởng". Trong các tình huống, họ thường sử dụng những câu nói mang tính cấm đoán và ra lệnh, nhưng hành động lại thể hiện tình yêu thương, chăm sóc.
Chẳng hạn, sau khi to tiếng rằng "Anh cấm em thức khuya", họ sẽ vỗ về, ôm ấp người yêu cho đến khi đối phương chìm vào giấc ngủ. Hoặc khi thấy người yêu làm vỡ cốc, họ sẽ quát "Đừng có đụng tay vào" rồi sau đó tự tay dọn dẹp các mảnh vỡ.
Một số ý kiến cho rằng "bạn trai gia trưởng" là một phiên bản được phát triển từ hình tượng "tổng tài bá đạo" trong truyện ngôn tình.
Nhà giáo dục và hùng biện người La Mã Quintilian từng nói rằng: "Chúng ta phải xây dựng tâm trí của mình thông qua đọc sâu hơn là đọc rộng". Thực hành đọc sâu là một quá trình rèn luyện có chủ đích. Mục Lifestyle giới thiệu với độc giả 6 nguyên tắc phát triển thói quen đọc sâu để không chỉ khám phá thế giới và kiến thức mà còn khám phá về chính bản thân mình.