Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giấc mơ đổi đời của cô học trò nghèo

Từ khi biết điểm thi của mình là 24,75 điểm khối A, trong lòng cô học trò nhỏ cứ chộn rộn không yên, niềm vui và nỗi lo đan xen khiến bạn nhiều đêm mất ngủ.

“Em định đi làm thêm phụ vào tiền học nhưng sợ em cao có một mét tư, nặng ba mươi lăm ký thì mấy quán cà phê, quán cơm không nhận vào làm” - Phan Thị Trinh (thôn 2, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) tâm sự.

 

“Em phải đi học bằng mọi giá, em sẽ làm thêm  kiếm tiền phụ học phí để thay đổi cuộc đời mình!"

Phan Thị Trinh

9X Long An khởi nghiệp từ xương rồng, kiếm chục triệu/tháng

Với niềm đam mê xương rồng từ nhỏ, đến nay, Lê Nam đã gây dựng cho mình mô hình riêng và có nguồn thu nhập ổn định từ loài cây này.

Nặng gánh lo gia đình

 

Tay đưa liềm cắt thoăn thoắt vạt rau muống nước mọc dại nơi bờ sông về cho hai con heo nái, Trinh cho biết tay làm mà đầu nghĩ phải chuẩn bị gì để mai đi thăm ba đang nằm viện.

Từ lúc ông Phan Hết (60 tuổi), ba Trinh, nhập viện vì chứng viêm phổi nặng, gần nửa tháng nay mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà đều cậy vào mình Trinh. Nhà có năm chị em gái, hai chị đầu đi lấy chồng, chị thứ ba làm công nhân nhà máy may, ở nhà còn mỗi Trinh và cô em út năm nay vào lớp 6.

Trinh (phải) và em gái Ánh Nguyệt cho heo ăn.

Trinh đi thi về ít ngày là ba đi viện, 3 sào lúa chín rụng trên đồng không có người gặt hái, hai chị em tự ra đồng cắt, bó rồi lấy xe rùa đẩy về nhà tuốt lúa, phơi rơm. Nhìn hai cô gái bé nhỏ đánh vật với đống lúa giữa trưa nắng đổ lửa khiến hàng xóm thương nên mỗi người một tay lao vào làm giúp.

Trong căn nhà nhỏ lọt thỏm giữa hàng tre bên bờ sông Trường Giang, Trinh cho biết mẹ mất vì căn bệnh ung thư khi em mới 10 tuổi, mình ba lao lực nuôi cả năm chị em rồi lâm bệnh nặng khi nào không hay.

Những ngày còn đi học, đến giờ tan trường em lại đạp xe nhanh về nhà nấu cơm cho ba và em út, hái rau nấu cám cho heo, ăn xong lại giặt giũ, rửa chén bát, đến khi ngồi vào bàn học đã quá 10g đêm.

Theo em gái út Phan Thị Ánh Nguyệt, những ngày kỳ thi cận kề hầu như đêm nào cũng thấy chị mình thức trắng. Sợ chị thức khuya sinh bệnh, Nguyệt khuyên chị ngủ sớm thì Trinh lại vỗ về em. Trinh chia sẻ: “Em nghĩ hoàn cảnh như em chỉ có học đại học mới có thể thay đổi được những khó khăn của mình nên em cố gắng phải đạt được điểm cao nhất khi làm bài”.

Quyết tâm học bằng mọi giá

Cái khó ló cái khôn, sống giữa những thiếu thốn đã giúp Trinh nghĩ ra phương pháp giải đề thi trắc nghiệm mới lạ, giúp em đạt được điểm cao các môn lý (8,25 điểm), hóa (8,5 điểm). Do không có điều kiện đến lớp ôn thi nên Trinh mượn các sách về phương pháp giải của bạn rồi photo mang về dùng. Em đặc biệt quan tâm đến phương pháp giải nhanh, giải không cần thực hiện phép tính mà chỉ áp dụng phương pháp dùng đáp án để thử kết quả.

Trinh cho biết trong bốn đáp án đề thi trắc nghiệm đưa ra lúc nào cũng có một đáp án đúng, do vậy việc giải bằng cách thực hiện phép tính để tìm kết quả như thông thường cực kỳ tốn thời gian mà hiệu quả không cao. Thay vì làm như vậy, Trinh coi các đáp án cho sẵn như một phần dữ kiện của đề và sử dụng chính nó để làm các phép thử, nếu phép thử thỏa mãn các điều kiện của đề thì đó chính là đáp án đúng. Trinh chia sẻ nhờ áp dụng phương pháp này mà tốc độ làm bài của em tăng hơn 60% so với cách giải thường.

Chứng kiến những đau đớn của ba mẹ khi bị bệnh tật giày vò mà Trinh đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ngành dược Đại học Y dược Huế với mong muốn tìm hiểu các loại thuốc giúp ba và những người đang đau đớn khác hết bệnh để sống vui vẻ hơn.

Đang hồ hởi với dự định thì ánh mắt Trinh đột nhiên long lanh, ngấn nước. Trinh lo lắng không biết mai đây đi học xa nhà  ai sẽ chăm sóc ba và em gái.

Từ trước đến nay mọi chuyện trong nhà đã quen với bàn tay Trinh, những khoản chi tiêu trong nhà cũng tạm ổn với số tiền lương công nhân ít ỏi của người chị kế, nhưng khi Trinh nhập học khó khăn của gia đình sẽ nhân đôi khi phải đối diện với những chi phí khổng lồ từ đại học.

Phút suy nghĩ thoáng trôi đi, Trinh quả quyết: “Em phải đi học bằng mọi giá, em sẽ làm thêm kiếm tiền phụ tiền học để thay đổi cuộc đời mình!”.

“Sự cố gắng vượt khó của em Trinh luôn được tập thể giáo viên nhà trường ghi nhận và trân trọng. Trong suốt năm học, dù điều kiện khó khăn nhưng em chưa vắng học một buổi nào. Tôi rất tin tưởng vào thành công của em trên con đường đại học”- thầy Nguyễn Anh Tuấn, giáo viên chủ nhiệm lớp 12/1 Trường THPT Nguyễn Thái Bình, nói.

Chàng trai không bằng đại học làm ông chủ ở tuổi 20

Từ chàng trai quen được gia đình chiều chuộng, không bằng đại học, số vốn khởi nghiệp ít ỏi, Lê Việt Thành dần làm quen với muôn vàn khó khăn trước khi trở thành ông chủ.

http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20150819/giac-mo-doi-doi-cua-co-hoc-tro-ngheo/954627.html

Theo Tấn Lực/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm