Nhà ở xã hội là phân khúc then chốt để hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hàng triệu người thu nhập thấp ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, quá trình đầu tư phát triển phân khúc này vẫn còn chậm, trong khi việc tiếp cận vay vốn còn nhiều rào cản với người thực sự cần. Trong bối cảnh đó, chính sách tín dụng thiết thực sẽ tiếp thêm hy vọng cho công cuộc phát triển phân khúc nhà ở xã hội.
Gian nan tiếp cận vốn vay nhà ở xã hội
Chiều nào tan ca, chị Bích Lan (công nhân may, Bình Dương) cũng đi ngang dãy chung cư đang xây dở bên kia đường - nơi được giới thiệu là “tổ ấm trong tầm tay” của người lao động. Thế nhưng, giấc mơ an cư cận kề trước mắt, vẫn nằm ngoài tầm với tài chính của gia đình.
Với mức thu nhập gộp chỉ khoảng hơn 20 triệu đồng/tháng, vợ chồng chị chỉ vừa đủ để xoay xở tiền thuê trọ, cơm nước, tiền học cho con, chưa kể những khoản phát sinh.
“Tôi xác định giấc mơ mua nhà phải gác lại vài năm nữa. Chỉ mong thời gian tới mức lãi vay giảm thêm, thủ tục vay vốn đơn giản hơn để đa số công nhân ở quê lên thành phố làm việc có thể tiếp cận vốn mua nhà”, chị Lan buồn bã.
Chung nỗi niềm, hành trình tiếp cận nhà ở xã hội của anh Ngô Hùng (nhân viên văn phòng, TP.HCM) cũng không dễ dàng: Tiêu chuẩn xét duyệt khắt khe, thủ tục phức tạp, đặc biệt khâu xác minh thu nhập còn bất cập. “Người thực sự cần lại khó đáp ứng điều kiện vay vốn, hoặc nếu được duyệt, cũng chật vật chi trả gốc và lãi hàng tháng, nhất là khi thời hạn vay không quá dài”, anh tâm sự.
![]() |
Nhà ở xã hội là chính sách nhân văn nhưng đang gặp nhiều rào cản trong quá trình triển khai, đặc biệt là khâu vay mua nhà. |
Tại tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” hồi tháng 4, các chuyên gia nhìn nhận dù Nhà nước công bố nhiều gói tín dụng ưu đãi, kết quả thực tế vẫn còn khiêm tốn. Điển hình gói 145.000 tỷ đồng có tiến độ giải ngân chậm, chỉ đạt khoảng 2%. Nút thắt không chỉ nằm ở nguồn cung dự án hạn chế, mà còn ở phía người dân. Họ chưa mạnh dạn vay mua - một phần do lãi suất, phần khác là do thủ tục chưa thuận lợi, quy trình giải ngân chưa kịp thời.
Theo các chuyên gia, người vay mua nhà ở xã hội phần lớn là đối tượng thu nhập thấp - nhóm có khả năng tài chính hạn chế và dễ tổn thương trước biến động kinh tế. Vì vậy, lãi suất hỗ trợ chỉ thực sự phát huy tác dụng khi đúng với tinh thần “ưu đãi”: đủ thấp và đủ ổn định trong suốt thời hạn vay kéo dài. Ngược lại, điều này không chỉ làm giảm tính hiệu quả của chính sách, mà còn khiến người dân e ngại tiếp cận vốn, bỏ lỡ cơ hội an cư.
Bên cạnh lãi suất, rào cản thông tin cũng khiến người mua ở thực đứng ngoài chính sách hỗ trợ. Thiếu kiến thức về điều kiện vay, quy trình xét duyệt hay cách quản lý khoản nợ kéo dài hàng chục năm khiến nhiều người e dè. Với họ, việc vay mua nhà là cơ hội đổi đời, nhưng cần đến sự hỗ trợ hợp lực của chính sách nhất quán đến giải pháp tín dụng thiết thực.
Gói vay phù hợp - đòn bẩy giúp người thu nhập thấp an cư
Để giải nút thắt về vay vốn mua nhà ở xã hội, Nhà nước và doanh nghiệp đóng vai trò song hành. Gần nhất, việc mở rộng nhóm đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội, nâng mức thu nhập tối đa lên 15 triệu đồng/người/tháng và bỏ quy định về hộ khẩu… tạo điều kiện thuận lợi để người thực sự có nhu cầu tiếp cận phân khúc này.
Bên cạnh đó, ngân hàng và tổ chức tín dụng phải trở thành “cầu nối”, tạo điều kiện linh hoạt cho người dân tiếp cận vốn vay; cải tiến quy trình xét duyệt hồ sơ vay vốn ưu đãi để giảm thiểu thời gian chờ đợi cho người dân. Việc thành lập các bộ phận chuyên trách, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính miễn phí giúp người dân hiểu rõ quy trình vay vốn, quản lý tài chính cá nhân và khả năng trả nợ, đồng thời hỗ trợ chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ vay.
![]() |
Chương trình của HDBank ra đời sau quá trình nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu của người mua nhà ở xã hội. |
Trong nhiều năm qua, HDBank không ngừng mở rộng giải pháp tài chính để giúp người dân, đặc biệt đối tượng thu nhập trung bình và thu nhập thấp, sở hữu nhà ở. Với mục tiêu khơi thông dòng chảy nhà ở xã hội, HDBank vừa triển khai gói vay mua nhà với mức trả góp chỉ từ 200.000 đồng/ngày.
Chương trình này hỗ trợ khách hàng vay lên đến 70% giá trị hợp đồng mua bán, với thời hạn lên đến 50 năm - dài nhất trong các chương trình cho vay nhà ở xã hội hiện nay. Đồng thời, HDBank cũng áp dụng chính sách ân hạn vốn gốc tối đa 5 năm từ ngày giải ngân đầu tiên, giúp người mua có thêm thời gian ổn định tài chính.
Điểm đặc biệt trong chương trình của HDBank là chính sách tư vấn và điều chỉnh phương án vay phù hợp khả năng tài chính của từng khách hàng, từ đó giúp họ chủ động hơn trong việc cân đối nguồn tài chính cũng như kế hoạch trả nợ.
![]() |
HDBank tiếp sức giấc mơ an cư cho người thu nhập thấp. |
Khi dòng vốn tín dụng ưu đãi được khơi thông, các dự án nhà ở xã hội cũng có môi trường pháp lý và nguồn lực thuận lợi hơn. Nỗ lực của HDBank đang góp phần tháo gỡ nút thắt từ gốc, tạo tiền đề để dòng vốn ưu đãi phát huy vai trò là trụ cột an sinh đô thị. Qua đó, ngân hàng giúp người lao động, thu nhập thấp kéo gần giấc mơ an cư, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với ưu đãi từ chương trình hỗ trợ mua nhà ở xã hội của HDBank, khách hàng chỉ cần chi trả từ 200.000 đồng/ngày. Đây là cơ hội để người có mức lương dưới 15 triệu đồng/tháng sở hữu ngôi nhà mơ ước.
HDBank sẽ phân bổ ngân sách phù hợp để hỗ trợ người dân vay mua nhà ở xã hội, gói vay lên đến 70% giá trị hợp đồng mua bán, thời hạn cho vay đến 50 năm, ân hạn vốn gốc tối đa 5 năm từ ngày giải ngân đầu tiên. Đặc biệt, tùy khả năng tài chính thực tế của khách hàng, HDBank sẽ tư vấn phương án vay, thời hạn chi trả phù hợp nhất.