"Khi nào đủ khả năng mua nhà?" là câu hỏi của không ít người trẻ khi đứng trước bài toán tiếp tục ở thuê hay sở hữu căn nhà đứng tên mình. Một kế hoạch trả khoản vay mua nhà hợp lý sẽ giúp người trẻ sớm sở hữu ngôi nhà mơ ước khi điều kiện tài chính chưa cho phép, đồng thời giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình mua nhà.
Lifestyle trò chuyện cùng 3 nhân vật thuộc thế hệ Millenials và Gen Z để hiểu rõ hơn suy nghĩ của người trẻ về quyết định sở hữu bất động sản đầu tiên của mình.
"Mua nhà" luôn chiếm vị trí quan trọng trong kế hoạch cuộc đời tôi. Từ khi có con nhỏ, vợ chồng tôi đã suy nghĩ đến việc cần một nơi ở tươm tất hơn để thuận tiện cho cuộc sống gia đình. So sánh với việc tiếp tục thuê nhà chung cư trả tiền thuê mỗi tháng, chúng tôi quyết định mua một căn hộ 2 phòng ngủ rồi cùng “cày” để sở hữu nhà riêng.
Giá nhà đất chỉ lên không giảm, mà thu nhập lại tăng chậm, bài toán sở hữu nhà sẽ càng khó hơn nếu người mua luôn giữ tư duy “ngại vay nợ”, “chờ đủ tiền mới mua”. Hiểu được điều này, tôi và vợ huy động từ gia đình, bạn bè được 40% giá trị căn hộ, phần còn lại chúng tôi tham khảo gói vay mua nhà của HDBank. Chương trình này có lợi với người trẻ tuổi vì được HDBank áp dụng lãi suất thấp từ 3,5% nếu bạn dưới 35 tuổi. Chúng tôi cũng chọn một dự án ở đô thị vệ tinh, xa trung tâm một chút nhưng có giá “dễ thở” hơn.
Thu nhập của hai vợ chồng trung bình mỗi tháng 45-50 triệu đồng, nuôi một con nhỏ, nên chúng tôi đặt ra quy tắc trích 30% vào quỹ hàng tháng để trả vay mua nhà và tiết kiệm. Từ khi có thêm khoản vay này, vợ chồng có thêm động lực làm việc vì biết hai đứa đang cố gắng cho ngôi nhà của chính mình, chứ không phải trả tiền thuê cho người khác.
Cả hai cũng luyện tập làm quen với việc có một món nợ lớn để phân bổ chi tiêu hợp lý hơn, bớt “vung tay quá trán” cũng như dựa dẫm vào thẻ tín dụng. Việc mua nhà cùng với trả khoản vay có thể vất vả với nhiều người, nhưng tôi nghĩ nếu có kế hoạch tài chính rõ ràng, phân bổ hợp lý và tuân thủ quy tắc tích luỹ, tiết kiệm đã đặt ra từ trước thì việc sở hữu nhà đối với các gia đình có 2 nguồn thu nhập trung bình ở thành phố không phải quá khó.
![]() |
Tôi chuyển đến TP.HCM từ năm 2016, học đại học, tốt nghiệp rồi làm việc cho đến nay. Ở thành phố sôi động hàng đầu cả nước, mức sinh hoạt có phần “nhỉnh hơn” so với ở quê, nhưng tôi may mắn tìm được căn chung cư chi phí khá ổn, ở cùng nhóm bạn từ lúc đi học cho đến nay. Tình trạng nhà vẫn tốt nên tôi chưa có nhu cầu chuyển đổi chỗ ở.
Chuyên ngành của tôi về kế toán, có một ít tích luỹ nhưng không nhiều, chủ yếu để phòng thân trong các tình huống bất ngờ. Mặt khác, tính chất công việc của tôi khá linh hoạt, không nhất thiết phải tìm việc tại thành phố lớn nên tôi chưa có dự tính mua nhà trong tương lai gần.
Khi vẫn chưa xác định muốn bám trụ lại đây hay về quê phát triển cho gần bố mẹ, tôi nghĩ ở thuê là một lựa chọn thoải mái và an toàn, nhất là trong trường hợp bản thân chưa sẵn sàng về mặt tài chính để “gánh” một khoản vay mua nhà vốn dĩ không nhỏ so với thu nhập.
Gia đình tôi chưa có tài sản ở TP.HCM, nhưng ở quê đã được vài mẫu đất thổ cư. Tôi nghĩ nếu có ý định mua bất động sản, tôi sẽ cân nhắc đến các dự án hoặc nhà đất ở quê nhà với giá cả hợp lý hơn, áp lực trả khoản vay cũng dễ chịu hơn.
![]() |
Tôi là người TP.HCM, sống cùng gia đình nên các chi phí ăn uống, sinh hoạt không chiếm quá nhiều trong thu nhập. Nhiều năm đi làm và tích luỹ một khoản kha khá, tôi luôn suy nghĩ cần đầu tư, làm ăn để khoản tích góp không mất giá trị bởi lạm phát.
Không giỏi tính toán và cũng ít thời gian rảnh để tự kinh doanh, nên tôi cần lựa chọn lĩnh vực phù hợp với khẩu vị và khả năng chịu rủi ro của mình. Loại hình đầu tư tôi quan tâm không cần có lời lập tức nhưng phải có sự ổn định và tiềm năng sinh lời tốt trong tương lai.
Tại Việt Nam, bất động sản tăng giá khá tốt. Tôi từng nghĩ đến mua đất nền của người quen, nhưng lúc ấy khả năng tài chính chưa đủ và các vấn đề về pháp lý cũng tiềm ẩn rủi ro nhất định. Sau này, tôi tìm kiếm các dự án bất động sản trong giai đoạn một của các chủ đầu tư uy tín để được mức giá mở bán tốt.
Tôi xác định mua bất động sản là một khoản đầu tư, do đó không nên quá mạo hiểm và đảm bảo khả năng trả khoản vay mỗi tháng là điều kiện tiên quyết mà tôi đặt ra. Tôi nghĩ chỉ khi đã sở hữu ít nhất 25-30% giá trị tài sản để đảm bảo khả năng trả khoản vay thì mới nên cân nhắc mua bất động sản. 70-75% giá trị còn lại, bạn có thể tham khảo các gói vay tài chính từ ngân hàng. Không nên mạo hiểm khi khả năng tài chính chưa đảm bảo, vì việc duy trì trả khoản vay mua nhà mỗi tháng sẽ rất áp lực nếu bạn không có kế hoạch rõ ràng từ lúc bắt đầu.
Về vấn đề tài chính, tôi vay HDBank trong chương trình hỗ trợ vay mua nhà với lãi suất từ 3,5%, ân hạn vốn gốc đến 5 năm, giải ngân 90% giá trị tài sản bảo đảm. Đặc biệt, gói vay mua nhà của HDBank có thời hạn vay đến 50 năm, theo tôi tìm hiểu là thời gian dài nhất trên thị trường hiện có. Điều kiện gói vay có lợi cho người muốn xoay vòng dòng tiền và đầu tư vào bất động sản ngay cả khi tài chính chưa quá mạnh.
Ít chịu áp lực khoản vay, tôi khá thoải mái trong kế hoạch mua nhà với thu nhập hiện tại, vừa an tâm với việc sở hữu tài sản có tiềm năng sinh lời trong tương lai. Tôi cũng cập nhập các thông tin và chờ đà phục hồi của thị trường, dự định sẽ “chốt lời” khi dự án có giá tốt.
![]() |
HDBank cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt cho khách hàng có nhu cầu vay mua nhà, đất, chung cư hoặc xây/sửa chữa nhà ở. Chương trình này được triển khai với nguồn vốn lên đến 30.000 tỷ đồng, cho phép vay tối đa 50 tỷ đồng và giải ngân đến 90% giá trị tài sản đảm bảo, lãi suất từ 4,5%, ân hạn nợ gốc tối đa 5 năm, giúp khách hàng giảm bớt áp lực tài chính trong giai đoạn đầu sở hữu nhà. Đặc biệt, các bạn trẻ từ 18-35 tuổi sẽ được ưu đãi lãi suất từ 3,5%/ năm.
Độc giả tham khảo thông tin chi tiết chương trình tại đây.