Người bị trĩ thường gặp các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ. Các triệu chứng này gây đau đớn và bất tiện trong quá trình sinh hoạt.
Người làm nghề nào dễ mắc bệnh trĩ?
Làm văn phòng và tài xế lái xe đứng đầu trong top nghề dễ mắc bệnh trĩ. Trên lâm sàng, nhiều bác sĩ nhận định trĩ là bệnh nghề nghiệp của hai nhóm đối tượng này.
Với dân văn phòng, việc ngồi một chỗ làm việc trong nhiều giờ có thể tăng áp lực phần dưới trực tràng, tạo điều kiện để hình thành búi trĩ. Bên cạnh đó, áp lực công việc có thể khiến nhóm đối tượng này sinh hoạt thiếu lành mạnh: Quên uống nước, hay gọi đồ ăn nhanh, nhịn đi vệ sinh, thức đêm. Đây là những nguyên nhân tăng nguy cơ bị trĩ và khiến bệnh tái phát.
Việc ngồi một chỗ tại văn phòng trong nhiều giờ tăng nguy cơ bị bệnh trĩ. |
Cũng giống dân văn phòng, tài xế thường ngồi nhiều trên ghế lái. Dân tài xế thường có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao và dễ tái phát, nhất là ở những người lái xe đường dài.
Trong quá trình chạy xe, họ có thể gặp tình trạng đường xóc và đối mặt nguy cơ bị trĩ. Hơn nữa, do đặc thù công việc, dân lái xe thường xuyên nhịn đi vệ sinh, uống nhiều cà phê, hút thuốc lá, ăn uống thiếu khoa học, ít uống nước.
Cầm lái liên tục nhiều giờ trong tình trạng đường xóc dễ tăng nguy cơ bị trĩ. |
Ngoài ra, thợ may, người làm cơ khí, thường xuyên bê vác nặng cũng là đối tượng dễ bị bệnh trĩ. Việc đứng lâu hay ngồi lì một chỗ, bê vác nặng có thể tăng áp lực lên hệ tĩnh mạch dưới trực tràng.
Mùa hè với thời tiết oi bức có thể làm tăng tình trạng giãn tĩnh mạch, khiến búi trĩ sưng to và gây đau. Đồng thời, mồ hôi tiết nhiều có thể làm búi trĩ viêm nhiễm, nhất là với người trĩ độ 3, độ 4. Với những nghề đặc thù, nhất là những người có tiền sử bị táo bón và trĩ, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn vào mùa hè.
Thói quen giúp phòng ngừa bệnh trĩ
Để ngăn ngừa tái phát, người bệnh trĩ nên thay đổi thói quen sinh hoạt, duy trì lối sống lành mạnh. Ngoài uống từ 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày, người bệnh cần ăn đúng và đủ bữa, khẩu phần nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây,…), hạn chế đồ chiên, dầu mỡ, rượu bia, cà phê.
Bạn nên duy trì thói quen đi vệ sinh vào giờ cố định trong ngày, không nên cố rặn hoặc ngồi quá lâu. Việc tạo góc ngồi 35 độ, có thể đặt chân lên ghế giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn. Sau khi đi vệ sinh, cần làm sạch hậu môn, ngâm nước muối pha loãng để chống viêm nhiễm.
Người bệnh nên vận động 5 phút sau 1 tiếng đứng/ngồi làm việc. |
Người bệnh cũng nên hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu, duy trì vận động nhẹ 5 phút sau 1 tiếng ngồi/đứng làm việc. Trong lúc làm việc, bạn có thể tận dụng thời gian rảnh để vận động nhẹ như đi bộ, chạy chậm, yoga,…
Giảm đau rát khi bị trĩ với Tottri
Để giảm triệu chứng đau rát khi bị trĩ, người bệnh có thể sử dụng thêm Tottri. Đây là sản phẩm của Traphaco, giúp bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ giảm triệu chứng, ngăn ngừa trĩ tái phát.
Sản phẩm được chuyển giao từ “Bổ trung ích khí gia giảm” - bài thuốc kế thừa nguyên lý của y học cổ truyền: Điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, bồi bổ tỳ vị, tăng cường thể lực kết hợp điều trị triệu chứng. Sản phẩm cho hiệu quả tốt với bệnh nhân bị trĩ cấp tính.
Thành phần thảo dược chính của Tottri gồm sài hồ, thăng ma, đương quy, hoàng kỳ, trần bì,... |
Tottri được chuyên gia trường Đại học Dược Hà Nội kiểm chứng động lực dược trong 28 ngày liên tiếp. Theo kết quả đối chứng, Tottri không gây độc tính trên gan, thận; không làm thay đổi chỉ số huyết học; không làm thay đổi trọng lượng. Sản phẩm an toàn cho người sử dụng.
Tottri của Công ty Cổ phần Traphaco
Địa chỉ: 75 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Địa chỉ giao dịch: Ngõ 15, đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, Hà Nội
Người bệnh đọc kỹ hướng dẫn sử dụng Tottri trước khi dùng.
Bình luận