Khí hậu nóng nực và độ ẩm cao khiến vi khuẩn sinh sôi, cùng không khí ô nhiễm, khí hậu biến đổi… gây ra những nỗi lo về sức khỏe - đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp trong các gia đình.
Theo báo cáo chất lượng không khí toàn cầu năm 2018 (do Tổ chức giám sát chất lượng không khí AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á thực hiện), Hà Nội và Jakarta là hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á. Tính trên toàn cầu, hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội có mức độ ô nhiễm đứng thứ 209, TP.HCM đứng thứ 455.
Với những số liệu này, ông Yeb Sano - Giám đốc điều hành của Greenpeace Đông Nam Á nhận định: “Ô nhiễm không khí đang lấy đi sinh kế và tương lai nhiều người. Ước tính thế giới thiệt hại 225 tỷ USD về sức lao động, và hàng nghìn tỷ USD cho chi phí y tế, vì ô nhiễm không khí có tác động rất lớn đến sức khỏe con người”.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng tương đương không khí ngoài trời, do cấu trúc khép kín của các ngôi nhà, tòa nhà hạn chế dòng không khí trong lành.
Đáng nói là, ngay cả khi ý thức được về điều này, người dân cũng không dễ để tìm được giải pháp thực sự hiệu quả giữa một rừng sản phẩm, thiết bị được quảng cáo là có chức năng lọc không khí.
Anh Đức Hải (ngõ Thổ Quan, Khâm Thiên) cho biết, gia đình anh vừa mua sản phẩm có tính năng hút ẩm, điều hòa từ một thương hiệu Nhật Bản với giá 5 triệu đồng.
“Máy vừa tốn diện tích, vừa phải trang bị thêm thiết bị chuyển dòng điện cho phù hợp, tính năng lọc không khí thì khó kiểm định, tính năng hút ẩm thì không hiệu quả…” anh Hải cho biết.
Hiện gia đình anh chuyển hướng tìm một máy điều hòa nhiệt độ có tính năng thanh lọc không khí phù hợp để có thể thanh lý thiết bị trên.
“Như bất kỳ người dùng thông thường nào, tôi muốn kiểm định các thông số của máy, song không sẵn thiết bị, thời gian và chuyên môn cho việc này. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm mà một nhóm chuyên gia đưa ra gần đây đã hoàn toàn thuyết phục để tôi lựa chọn điều hòa LG Dual Cool APF 9000 BTU”, anh Hải cho biết.
Tại một căn hộ chung cư ở Hà Nội, có thời điểm thiết bị chuyên dụng đo nồng độ bụi HT9600 đo được chỉ số PM2.5 là 57, và chỉ số PM10 lên tới 911 (mức ô nhiễm nghiêm trọng so với tiêu chuẩn của WHO). |
Cuộc thử nghiệm điều hòa APF nói trên được thực hiện tại phòng ngủ diện tích khoảng 18 m2 trong căn hộ chung cư tại Hà Nội. Thiết bị kiểm tra là một chiếc máy đo nồng độ bụi không khí chuyên dụng HT9600 đo được bụi ở các kích cỡ PM2.5 và PM10, cùng các máy đo nhiệt độ, độ ồn và điện để kiểm tra thêm các chức năng khác của điều hòa.
Kết quả cho thấy, với các khung thời gian khác nhau từ 30 phút đến 8 tiếng liên tục qua đêm, điều hòa LG V10APF có khả năng lọc bụi hiệu quả.
Cụ thể, lần đầu tiên thử nghiệm vào khoảng 4 giờ chiều ngày nắng ở Hà Nội, trước khi bật điều hòa, nồng độ bụi thực tế trong phòng có chỉ số PM2.5 là 49 microgam/m3, và chỉ số PM10 là 149 (vượt ngưỡng quy định của WHO).
Sau 15 phút bật điều hòa, chỉ số PM2.5 và PM10 đã giảm khoảng 40% ở cả hai chỉ số, còn 30 microgam/m3 với chỉ số PM2.5 và 91 microgam/m3 với chỉ số PM10.
Nửa tiếng sau, độ bụi tiếp tục giảm mạnh, chỉ số PM2.5 chỉ còn 26 và PM10 là 78, tức là mức độ bụi đã giảm được một nửa so với ban đầu.
Sau 30 phút bật điều hòa, nồng độ bụi đã giảm gần một nửa ở cả hai chỉ số bụi PM2.5 và PM10. |
Với khung thời gian 8 tiếng, nồng độ bụi thực tế trong phòng trước khi bật điều hòa vượt ngưỡng an toàn, chỉ số PM2.5 là 57 và chỉ số PM10 lên tới 911 (mức ô nhiễm nghiêm trọng).
Sau 8 giờ chạy điều hòa, cả hai chỉ số bụi trong phòng đều giảm: Chỉ số PM2.5 chỉ còn 4 microgam/m3 và chỉ số PM10 là 26 microgam/m3.
Như vậy, điều hòa lọc khí LG APF có thể là lựa chọn an toàn giúp các gia đình giải được bài toán ô nhiễm không khí.
Bên cạnh đó, với băn khoăn về nhiên liệu tiêu thụ của người dùng, đặc biệt trong tình hình giá điện tăng từ đầu tháng 4, kết quả thử nghiệm cũng cho thấy những số liệu khá lạc quan.
Qua 2 lần để điều hòa chạy qua đêm (8 tiếng) đều duy trì nhiệt độ phòng ổn định đúng với mức thiết lập trên điều khiển. Về tiêu thụ điện, điều hòa sử dụng 0,784 số điện trong buổi kiểm tra ở chế độ 27 độ và 0,938 số điện ở chế độ 26 độ.
Tính đơn giản, điều hòa này sẽ sử dụng khoảng 24-29 số điện mỗi tháng nếu bật 8 tiếng mỗi ngày, tương đương khoảng 60.000-95.000 đồng tùy theo mức tiêu thụ điện chung của các gia đình.