Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Giám khảo nào bị kết án tử hình vì tự ý chỉnh sửa bài thi?

Gian lận trong khoa cử đã khiến 3 vị giám khảo thời phong kiến bị kết án tử hình trong 2 vụ án thi cử lớn nhất thời phong kiến.

Khoa cu anh 1

Câu 1: Nền khoa cử nước ta bắt đầu từ triều vua nào?

  • Lê Đại Hành
  • Lý Thái Tổ
  • Lý Thánh Tông
  • Lý Nhân Tông

Khoa cử Việt Nam được bắt đầu từ khoa thi năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông. Bấy giờ, người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh, quê ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ông trở thành thủ khoa đầu tiên của nền khoa bảng nước ta.

Khoa cu anh 2

Câu 2: Kỳ thi tuyển chọn trạng nguyên bắt đầu từ thời nào?

  • Trần
  • Hậu Lê
  • Nguyễn

Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên nhưng phải đến năm 1247, nhà Trần mới lấy các danh hiệu trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Trước đó chưa có danh hiệu này.

Khoa cu anh 3

Câu 3: Vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta được sử sách ghi nhận?

  • Nguyễn Quán Quang
  • Nguyễn Trực
  • Lương Thế Vinh
  • Nguyễn Nghiêu Tư

Theo các tài liệu lịch sử chính thống, trạng nguyên Nguyễn Quán Quang được sử sách ghi nhận là vị trạng nguyên đầu tiên của khoa bảng Việt Nam. Ông thi đỗ đầu năm 1246 dưới thời Trần.

Khoa cu anh 4

Câu 4: Triều đại nào không lấy danh hiệu trạng nguyên?

  • Hồ
  • Hậu Lê
  • Nguyễn
  • Cả 3 triều đại trên

Khác với những triều đại phong kiến khác như Trần, Hồ, Hậu Lê, triều Nguyễn không lấy danh hiệu trạng nguyên. Thủ khoa dưới thời nhà Nguyễn được ban danh hiệu Đình nguyên tiến sĩ.

Khoa cu anh 5

Câu 5: Ai từng bị kết án tử hình vì gian lận khoa cử?

  • Cao Bá Quát
  • Phan Thời Nhạ
  • Ngô Sách Tuân
  • Cả 3 người trên

Đó là 3 vị quan của nước ta thời phong kiến từng bị kết án tử hình về tội gian lận khoa cử. Ngô Sách Tuân bị nhà Hậu Lê thắt cổ đến chết còn Cao Bá Quát và Phan Thời Nhạ bị nhà Nguyễn kết án tử hình vì tội chỉnh sửa bài thi của 24 thí sinh ở trường thi Thừa Thiên. Sau này Cao Bá Quát được tha chết, cho lập công chuộc tội.

Khoa cu anh 6

Câu 6. Ngô Sách Tuân đã chỉnh sửa bài thi cho ai?

  • Con trai
  • Em trai
  • Cháu trai
  • Con quan bề trên

Tiến sĩ Ngô Sách Tuân (1648-1697). Năm 1694, ông bị kết án ản tử hình vì chỉnh sửa bài thi cho con trai của quan Tham tụng Lê Hy. Bài thi của con Lê Hy không đỗ nhưng Ngô Sách Tuân đã ngầm phê cho đỗ.

Khoa cu anh 7

Câu 7. Ai là trạng nguyên cuối cùng của khoa bảng nước ta?

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Trịnh Thiết Trường
  • Trịnh Tuệ
  • Phan Đình Phùng

Trạng nguyên cuối cùng của nước ta là Trịnh Hụê (Trịnh Tuệ). Ông đỗ trạng năm 1736 thời nhà Hậu Lê. Từ đây, triều đình phong kiến không lấy danh hiệu trạng nguyên nữa.

Khoa cu anh 8

Câu 8. Kỳ thi nho học cuối cùng của nước ta diễn ra thời vua nào?

  • Tự Đức
  • Thành Thái
  • Khải Định
  • Bảo Đại

Mùa hạ năm Kỷ Mùi (1919) thời vua Khải Định nhà Nguyễn đã đi vào lịch sử Việt Nam một sự kiện đáng nhớ: Kỳ thi hội và thi Đình được tổ chức lần cuối cùng theo lời chỉ dụ của vua: "Kỳ thi năm nay là khoa thi cuối cùng, đường khoa cử từ nay dứt hẳn".

Nhà Lê dựng bia Văn Miếu Để ghi danh những người đỗ đại khoa, vua nhà Hậu Lê cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Trạng nguyên cuối cùng và nghi án gian lận thi cử

Sau khi đỗ đạt cao, Trịnh Huệ bị nghi ngờ liên quan gian lận thi cử. Dù không có cơ sở, chuyện này đã trở thành giai thoại gắn với ông đến tận ngày nay.














Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm