Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giảm thiểu cơn đau sau phẫu thuật

Kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật là ưu tiên lớn nhằm giảm áp lực cho bệnh nhân và bác sĩ. Đây cũng là trách nhiệm của bác sĩ khi nỗ lực làm giảm đau đớn cho bệnh nhân an toàn.

Bệnh nhân hoàn toàn có thể giúp bác sĩ và điều dưỡng kiểm soát cơn đau của chính mình, cũng như có chọn lựa tích cực nhất trong việc kiểm soát cơn đau. Muốn vậy, bệnh nhân nên cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc, kể cả vitamin và các chất bổ sung thảo dược, đang dùng. Điều này rất có lợi vì một số thành phần của thuốc có thể ảnh hưởng đến loại thuốc kiểm soát cơn đau sau mổ.

Kiểm soát cơn đau rất quan trọng:

- Giúp bạn thoải mái tinh thần.

- Khôi phục nhanh hơn sự lành thương.

- Giảm nguy cơ xảy ra biến chứng sau phẫu thuật như viêm phổi và tắc mạch.

- Quá trình tập luyện và làm việc sớm hơn.

Những loại đau nào xảy ra sau phẫu thuật?

- Đau cơ: Bạn có thể cảm thấy đau cơ ở cổ, vai, lưng, ngực, bụng.

- Đau họng: Có thể cảm thấy đau hoặc ngứa.

- Đau chuyển động: Ngồi dậy, đi bộ, ho là tất cả các hoạt động quan trọng sau khi phẫu thuật, cơn đau có thể tăng tại chỗ rạch da hoặc bên dưới vùng mổ.

Mức độ đau nên được bạn tự đánh giá theo thang điểm 10, từ 0 là không đau đến 10 là đau tồi tệ. Nhận biết chính xác cảm giác giúp bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc bạn tốt hơn.

Ai là người giúp giải quyết cơn đau?

- Chính bạn.

- Bác sĩ phẫu thuật cho bạn.

Cả hai cùng xem xét cơn đau này là đau cấp tính của một diễn tiến mới hay là cơn đau thật sự sau mổ, để chọn cách kiểm soát thích hợp nhất. Bạn sẽ được đánh giá thường xuyên để đảm bảo bạn thoải mái và an toàn. Nếu cần, sẽ điều chỉnh hoặc thay đổi phác đồ điều trị đau của bạn.

Điều trị đau

Để giảm đau sau mổ phải kết hợp nhiều cách, phối hợp nhiều thuốc, nhưng phải an toàn, ít tác dụng phụ và dễ dàng trong các trường hợp.

1. Kiểm soát bằng máy PCA (patient-controlled analgesia): Đây là liệu pháp mà bệnh nhân nhận biết được cảm giác đau của mình qua máy đánh giá, có thể tự điều chỉnh liều thuốc giảm đau để đạt được sự ổn định.

2. Thuốc giảm đau bằng đường uống

Được bác sĩ kê đơn sau mổ 24 tiếng, để chắc chắn bạn không có các cơn đau của cơ, vết mổ. Thuốc này luôn bao gồm giảm đau, kháng viêm và hạ sốt. Bạn nên uống sau mỗi 4 đến 6 tiếng.

Lưu ý:

- Đừng chờ đợi đến khi cơn đau nghiêm trọng, phải uống thuốc trước để kiểm soát chúng.

- Nếu thuốc giảm đau không giúp đáng kể sau 30 phút đầu, bạn cần gọi điều dưỡng ngay, không nên đợi quá lâu.

- Tác dụng phụ: Có thể gây buồn nôn, nôn, ngứa, buồn ngủ, và/hoặc táo bón. Nguy cơ bị nghiện là rất hiếm. Có thể có cơn đau dạ dày. Tổn thương gan nếu dùng quá liều paracetamol.

Kiểm soát cơn đau tại nhà

- Bạn có thể tự mua thuốc giảm đau để thực hiện ở nhà. Nhưng nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc mà bạn có khả năng bị dị ứng. Đọc kỹ tên thuốc, ngày sản xuất và ngày sử dụng trên hộp thuốc.

- Hãy hỏi bác sĩ về:

+ Lịch uống và chích thuốc của bạn về các loại thuốc giảm đau trong bệnh viện.

+ Có thể cho phép bạn uống thêm thuốc với kế hoạch kiểm soát cơn đau cụ thể.

- Thông báo cho bác sĩ của bạn:

+ Bất cứ sự đau đớn sau phẫu thuật nào bạn đã từng có trong quá khứ.

+ Làm thế nào giảm bớt cơn đau của bạn trước khi đến bệnh viện?

+ Những cơn đau mới có trong thời gian gần đây hay hiện nay.

http://phunuonline.com.vn/dep/lam-dep/giam-thieu-con-dau-sau-phau-thuat/a146595.html

Theo BS Phạm Xuân Khiêm/Báo Phụ Nữ TP HCM

Bạn có thể quan tâm