Hơn nữa, hiếm có dân chơi xe độ nào mà chạy chiếc xe độ quá 3 năm. Thường thì chỉ sau khoảng một thời gian ngắn, họ sẽ chán và muốn tìm kiếm hoặc trải nghiệm một phong cách độ xe mới trên những chiếc xe mới.
Chiếc xe off-road này sẽ khó lòng vượt cửa ải đăng kiểm hiện nay |
Những người chơi xe cũ độ thường gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt trong mảng độ xe để off-road. Để đáp ứng nhu cầu của môn thể thao này, những chiếc xe đòi hỏi phải có kết cấu hết sức chắc chắn để có thể chống chọi với những cú va đập, thậm chí là lật nhào như cơm bữa, để có thể lội bùn lầy, trèo núi vượt rừng,...
Cũng vì lý do này mà hiếm khi thấy một chiếc xe hai cầu mới được mang ra độ đúng bài để chơi vì quá xa xỉ. Phương án tìm những chiếc xe cũ để dựng nên một chiếc off-road thường được áp dụng đối với hầu hết các fan của môn này.
Những chiếc xe sẽ được thay gầm, hệ thống lái, gia cố thêm khung chống lật, cắt ngắn thùng xe, nâng cấp động cơ,... và thường thì sau khi hoàn tất, hình thái của chiếc xe thay đổi rất nhiều, thậm chí không thể nhận ra nguyên bản của nó. Và lúc này thì chủ xe mặc nhiên tự “trói” mình vào những khó khăn bị vấp phải khi lưu thông hoặc lúc đi đăng kiểm, chưa kể những khó khăn về mặt phụ tùng.
Một chiếc xe nâng cấp để chơi drift, dù đã tháo nhiều đồ chơi nhưng vẫn không thể đăng kiểm. |
Không thể phủ nhận tâm huyết lẫn nguồn tài chính mà những người chơi sẵn sàng chi ra để độ lại những mẫu xe thể thao 2 cửa hay những chiếc sedan cũ khiến chúng có diện mạo trông hầm hố và thể thao hơn. Mua một chiếc xe cũ chỉ hơn 100 triệu VND nhưng số tiền đổ vào nâng cấp có thể lên tới 100-200 triệu VND, chưa tính khoảng thời gian phải chờ đợi để nhập từng món đồ về.
Sau khi hoàn tất, quá trình sử dụng cũng có thể gặp không ít phiền toái vì những chiếc xe này thường hay bị “hỏi thăm” khi lăn bánh ngoài đường với tội danh thay đổi kết cấu xe, chưa kể chủ xe còn gặp phải khá nhiều phiền phức khi đi đăng kiểm 6 tháng một lần.
Trong thời gian từ khoảng đầu tháng 4/2014 trở lại đây, khi vấn đề đăng kiểm được siết chặt đối với những dòng xe thương mại, thì những chiếc xe độ nói chung cũng bị vạ lây và hầu như chịu cảnh “nằm chuồng” dài dài nếu như không thể phục hồi về “zin”.
Những chiếc xe off-road hầm hố tung hoành đi tranh giải trong nước lẫn khu vực mang hình ảnh màu cờ sắc áo của Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều chiếc xe là niềm tự hào trong giới độ xe Việt Nam bây giờ không biết làm sao để được đăng kiểm vì đã mất “zin” phần ngoại thất... Và những khó khăn này có lẽ sẽ làm chùn tay những người đang và sẽ đam mê những chiếc xe độ này.
Trên thế giới, việc độ xe được xem là điều hết sức bình thường và họ có cách quản lý để kích thích nhu cầu tiêu thụ xe hơi và phát triển được ngành phụ kiện xe. Ở những quốc gia, nơi thú chơi xe độ được coi là hợp pháp thì ngành sản xuất và mua bán phụ kiện cũng phát triển theo. Khách hàng không chỉ mua xe hơi mà họ còn có thể mua thêm nhiều loại phụ kiện gắn vào xe khác.
Có rất nhiều triển lãm trên thế giới lẫn khu vực châu Á chuyên về mảng xe độ và phụ kiện thu hút sự quan tâm của nhiều người, trong khi ngành phụ trợ ôtô Thái Lan được sự hậu thuẫn của chính phủ đang xây dựng và biến thành trung tâm phụ kiện của Asean. Họ đã mua lại quyền tổ chức Triển lãm xe độ Tokyo Auto Salon và chuẩn bị tổ chức lần 3 với kỳ vọng đạt được 1 triệu lượt khách tham quan.
Các nhà quản lý Việt Nam nên có hướng nhìn cởi mở hơn về môn chơi này, để kích thích ngành phụ kiện xe phát triển cũng như nâng lượng tiêu thụ xe hơi nói chung.
“Độ” xe - leo lét vì luật
Từ “độ” ở đây được hiểu là dòng xe du lịch (không kể xe thương mại) được thay đổi một số phụ kiện ngoại thất, nội thất, hệ thống treo, động cơ, kích thước bánh xe,... theo mục đích và sở thích của chủ nhân chiếc xe. Nó cũng là một ngành được công nhận sẽ giúp đẩy mạnh lượng tiêu thụ xe hơi và công nghiệp phụ kiện, được nhiều quốc gia coi trọng và có hẳn những kỳ triển lãm hàng năm ở tầm quốc tế về xe độ và phụ kiện.
Khoảng 8-10 năm về trước, khó mà bắt gặp được một chiếc xe hơi độ dáng vẻ thể thao lăn bánh ngoài đường, kể cả dòng xe off-road. Một số người chơi ngày ấy cũng chỉ lần mò và độ xe theo kiểu bạ đâu độ đó, không có bài bản cụ thể. Những chiếc xe được độ thời đó phần lớn cũng là dòng xe cũ đã có tuổi.
Sau thời gian khoảng 10 năm thì phong trào chơi xe độ cũng phát triển theo nhiều cung bậc thăng trầm khác nhau, có người bỏ cuộc, có người vẫn cứ đam mê duy trì các trung tâm độ xe để phục vụ những người đam mê. Tuy có một cái nhìn thoáng hơn, nhưng về mặt pháp lý thì hoàn toàn là một sự “có chơi có chịu” của dân chơi xe độ. Bất kể một sự thay đổi nào về hình thức thiết kế lẫn kết cấu so với xe “zin” đều bị liệt vào lỗi thay đổi kết cấu.