Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí tri thức trực tuyến

'Gian truân của người phụ nữ trẻ ly hôn'

"Gian truân người phụ nữ trẻ ly hôn" có lẽ là cuốn nhật ký gồi đầu giường cho những ai đã, đang, và sẽ bắt đầu cuộc sống độc thân của mình.

'Gian truân của người phụ nữ trẻ ly hôn'

"Gian truân người phụ nữ trẻ ly hôn" có lẽ là cuốn nhật ký gồi đầu giường cho những ai đã, đang, và sẽ bắt đầu cuộc sống độc thân của mình.

Bìa cuốn sách.

Gần ba mươi tuổi, chỉ biết đến một người đàn ông duy nhất trong đời, hậu đậu, rụt rè, có hai con, và quan trọng nhất, Déborah vừa ly hôn.

“Chỉ có hai cách sống: một là làm như không có điều gì kỳ diệu, hai là coi như tất cả đều kỳ diệu”, như Albert Einstein đã nói. Và đó cũng là những gì Déborah – cô nàng độc thân “chỉ có một mình với hai đứa trẻ” phải lựa chọn cho cuộc sống của mình.

Đã cô đơn từ hơn một năm, cô cảm thấy mọi thứ đều ổn khi hoàn toàn có thể tự xoay xở để nuôi hai đứa con. Đương nhiên, trừ một vài việc, ví dụ như khi “Nó đứng đó, trước mặt tôi, nhìn tôi đăm đăm vẻ thách thức” – cô không thể giết chết một con gián mà không nôn thốc nôn tháo ngay sau đó. Nói cho cùng, chính cô nhận thấy mình cũng cần có một gã đàn ông. Để dành cho việc lắp giá sách trong phòng hai đứa con bé nhỏ chẳng hạn (những bộ phận lắp ráp của một giá sách nhỏ xinh xinh và bảng hướng dẫn lắp đặt chi tiết khiến cô luống cuống đến hoảng loạn). Hay là khi phải điền tờ khai thuế cũng thế. Phải tự mình tính toán các con số khiến cô sợ hãi đến rụng rời. Vì tất cả các lẽ đó, dù thất vọng về người chồng đầu tiên, bố của các con cô, 2 cô con gái bé bỏng thiên thần, thì giờ đây cô vẫn quyết định tìm lại cho mình một người đàn ông khác, một người đàn ông trong mơ.

Gian truân người phụ nữ trẻ ly hôn không chỉ dừng lại đơn thuần là một cuốn tiểu thuyết tình yêu đơn giản – khi ta gặp người trong mộng của mình, vượt qua muôn ngàn sóng gió dư luận để yêu nhau, thế là xong. Cuốn sách của tác giả Agnès Abécassis là một tấm gương phản chiếu một phần của xã hội hiện đại: một người phụ nữ trẻ phải đối diện với hệ quả “hậu ly hôn”.

Đằng sau sự nhẹ nhõm khi tự giải thoát mình khỏi một cuộc hôn nhân buồn chán, tự giải thoát mình khỏi một người đàn ông ích kỷ và tẻ nhạt (một người cô “tưởng”  đã yêu từ khi mới mười bảy tuổi), Déborah vấp phải muôn ngàn khó khăn khi hòa nhập lại với nhịp điệu xã hội, một xã hội mà từ lâu cô chỉ đối diện với nó sau lưng chồng. Không chỉ chật vật trong việc kiếm tiền nuôi hai cô con gái, cô còn phải chật vật chiến đấu với sự nhút nhát và tự ti về bản thân.

Ngoài Déborah, thông qua các mối quan hệ của cô (những bữa tiệc pyjama hàng tháng với những người bạn gái), muôn mặt hiện trạng của những người phụ nữ có gia đình, đã ly hôn hoặc không kết hôn khác hiện lên rất sinh động. Mỗi người trong số họ có cuộc sống của riêng mình, những khó khăn mà chính họ phải tự đối mặt và giải quyết.

Người chồng cũ không khiến Déborah mất niềm tin về đàn ông, nhưng anh ta là một ví dụ hoàn hảo để cô hiểu rằng: anh ta là số nhiều và cô phải thận trọng cho lần thứ hai. Dù không phải là một người phụ nữ tuyệt vời, nhưng cô có quyền lựa chọn cho mình một người đàn ông như cô mong muốn. Hành trình tìm lại người đàn ông thứ hai của Déborah đã diễn ra đúng với ý nghĩa của từ “lựa chọn”: cô chọn, rồi cô loại bỏ. Cô lại chọn, lại loại bỏ. Cho đến khi cô gặp được người mà cô thấy thích hợp với mình. Trong quá trình sàng lọc ấy, Déborah đã tích trữ thêm nhiều đau đớn, thất vọng, chán ngán, nhưng bất chấp những điều đó, cô thực sự “đã trưởng thành”.

Thiên Thanh

Theo Infonet

Thiên Thanh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm