Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí tri thức trực tuyến

'Ký ức đô thị' - sách mới của blogger 5xu

Blogger nổi tiếng, đồng tác giả của giáo sư Ngô Bảo Châu trong cuốn sách Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình đã ra mắt truyện ngắn và phiếm có tên Ký ức đô thị.

'Ký ức đô thị' - sách mới của blogger 5xu

Blogger nổi tiếng, đồng tác giả của giáo sư Ngô Bảo Châu trong cuốn sách Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình đã ra mắt truyện ngắn và phiếm có tên Ký ức đô thị.

Sau Thời tiết đô thị, rồi cuốn sách đình đám Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình, Nguyễn Phương Văn - hay còn nổi danh với blog có tên 5xu.

 Bìa của cuốn sách.

Đây là cuốn sách của người trẻ tuổi sống ở đô thị, viết về cuộc sống của chính họ. Tình yêu, suy nghĩ, chân dung, đối thoại, và cả những chuyến đi, điều hầu như không thể thiếu với bất cứ người trẻ tuổi nào.

Ký ức đô thị được chia làm bốn phần, từ phiếm về mọi điều trong cuộc sống tới những suy nghĩ, trăn trở về lịch sử, giáo dục; từ những chuyến đi tới những câu chuyện lãng mạn về tình yêu, về những góc khuất trong tâm hồn của những người còn trẻ.

Phong tục của Tình yêu: Phần này gồm những câu chuyện phiếm của tác giả, từ tình yêu tới cuộc sống, cả những hoài niệm về những góc cũ, người cũ…

Khởi thủy là lời: Là những câu hỏi và suy nghĩ về những vấn đề như lịch sử, giáo dục, nhưng lại tiếp cận theo tư duy khác biệt, đầy trào lộng …

Nỗi nhớ đơn nan và lưỡng nan: Tập hợp những bài viết trên những chuyến đi, những nơi đến, những con người gặp gỡ tình cờ, và cả nỗi khắc khoải của người hay phải đi đi về về giữa những cung đường định mệnh…

Chocolate mùa hạ: Những truyện ngắn từ những lát cắt của đời sống, tưởng không có chuyện mà vẫn thành truyện; lãng mạn, mới mẻ, và bí ẩn.

Sách do Khai Tâm phát hành với giá 69.000 đồng.

10 cuốn Ký ức đô thị sẽ dành tặng độc giả gửi email về sớm tại địa chỉ: news@zing.vn (lúc gửi email vui lòng ghi đầy đủ thông tin: họ tên, điện thoại, số CMDN).

 

Trích Ký ức đô thị: Rồng đỏ Khám lớn

 

Phan Xích Long khi bị bắn chết mới có hai mươi ba tuổi. Trước đó mấy tháng, mấy chục hội kín của người Việt (theo mô hình Thiên Địa Hội) đã cùng tổ chức phá ngục (Khám lớn Sài Gòn) để cứu hoàng đế Phan Xích Long nhưng thất bại. Ám hiệu của cuộc phá ngục là "Cứu Đại Ca". Vì bản chất Phan Xích Long là giang hồ dao búa, biết chế bộc phá, biết tổ chức lực lượng và đặc biệt là giỏi... bùa chú, mật hiệu, ám khí. Phan Xích Long tự xưng là Đông cung - con vua Hàm Nghi - để từ chỗ đứng đầu một chi hội mà thành vua giang hồ, quy phục được khoảng 80 hội kín người Việt.

 Phan Xích Long được cho là có bùa ngải, đạn bắn không trúng. Tổ chức bạo động lật đổ chính quyền Pháp nhưng thất bại, bị bắt khi đang "trốn" ở Phan Thiết, và bị giam ở Khám lớn Sài Gòn. Khi cướp ngục, quân của Phan Xích Long chỉ dùng gậy gộc mã tấu, không dùng súng, chỉ ngậm bùa hay cầm bùa chú ở tay mà xông vào. Kết quả là ngục không phá được mà quân bị bắn chết. Sáng hôm sau bọn Pháp chỉ việc đi ngoài đường, thấy ai mặc quần đen áo bà ba trắng, quấn khăn cổ màu trắng thì cứ thế mà bắt vì đây là đồng phục của quân Phan Xích Long. Đại ca Phan Xích Long cuối cùng bị xử bắn chết, chôn ở nghĩa trang Đất Thánh Chà (chỗ Công ty Môi trường Đô thị bây giờ, ở đường Võ Thị Sau, TP.HCM).

Khám lớn sau này (1950) bị phá. Có một thời gian góc phố này (nay là đường Nguyễn Trung Trực), khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, là nơi tụ tập của giới tinh hoa trẻ Sài Gon do có một số lớp Văn Sử học ở đây, xung quanh mở nhiều phòng tranh của họa sĩ trẻ. Đoạn này tôi hỏi Tạ Chí Đại Trường thì chú Trường kể thế. Chú Trường cũng nói những người ở Công ty nước mắm Liên Thành kể quân của Phan Xích Long toàn mặc áo trắng, tiêu tiền như rác. (Các hội kín của người Việt bị ảnh hưởng của mô hình Thiên Địa Hội nên có tính giang hồ cướp bóc kiêm bảo kê, chỉ khác là hội kín người Việt được thần bí hóa và chính trị hóa một chút, cho nên khi kháng Pháp thất bại thì giới giang hồ hảo hán bình thường hết sức ngưỡng mộ, đặc biệt là ngưỡng mộ Phan Xích Long).

Tối nào tôi cũng đi bộ giảm béo ở đường Phan Xích Long quận Phú Nhuận, lại nhân mới đọc Khám lớn Sài Gòn của Vương Hồng Sến được Nhã Nam xuất bản, nên viết mấy dòng về một tay giang hồ mà chống Pháp; bị hạ ngục kiên cố mà đàn em dám dồn quân đi thuyền từ Long An và Chợ Lớn lên lúc nửa đêm rồi đổ bộ lẻ tẻ, tập hợp lực lượng để cướp ngục. Kể ra trong lịch sử các vị được đặt tên đường có Phan Xích Long quả là khác biệt.

Về tên đường, Sài GÒn cũ có nhiều đương mang tên danh tướng ở phe Nguyễn Ánh, sau năm 1975 bị đổi tên, nên dần dà tên tuổi cũng mờ nhạt. Đáng tiếc nhất là Võ Tánh. Ông này kinh khủng đến mức Trần Quang Diệu phá thành xong phải tha cho quân lính Võ Tánh, và làm lễ truy điệu cho ông tướng này (mặc dù ông này tự sát bằng thuốc nổ tan thây).

Thiên Thanh

Theo Infonet

Thiên Thanh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm