Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giày cao gót từng bị tẩy chay vì quá gợi cảm

Trong thế kỷ 19, đôi giày mang lại sự uyển chuyển cho phụ nữ bị quy kết là nguyên nhân của các vụ cưỡng bức. Giày cao gót còn bị “buộc tội” là liên minh với quỷ dữ và phù thủy, với những hạng đàn bà ong bướm và lẳng lơ.

Giày cao gót từng bị tẩy chay vì quá gợi cảm

Trong thế kỷ 19, đôi giày mang lại sự uyển chuyển cho phụ nữ bị quy kết là nguyên nhân của các vụ cưỡng bức. Giày cao gót còn bị “buộc tội” là liên minh với quỷ dữ và phù thủy, với những hạng đàn bà ong bướm và lẳng lơ.

Những đôi giày cao gót mà người bạn đồng hành của phái đẹp, nhưng thực tế, sự ra đời của loại giày đặc biệt này vốn dành cho đàn ông, những người có đặc quyền riêng có trong xã hội.

Giày cao gót – biểu tượng của phái mạnh

 Những đôi giày có đế (gót) cao ra đời từ hàn trăm năm trước, được coi là biểu tượng của phái mạnh trong giới quý tộc châu Âu.

Theo như những chuyên gia trong viện bảo tàng Bata Shoe Museum, những đôi giày có gót cao xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ thứ 9, có độ cao khoảng 3,8 cm, dạng đế vuông. Loại giày này được phái mạnh sử dụng khi cưỡi ngựa, bởi với loại đế gót vuông có độ cao nhất định, người sử dụng không bị trượt ngã khi trèo lên bàn đạp ở yên ngựa.

Đến thế kỷ 15, giày cao gót hiện diện ở một vai trò khác. Chỉ có phái mạnh trong giới quý tộc mới có thể sử dụng những đôi giày có đế cao từ 3 đến 5 cm, như biểu trưng của sức mạnh, quyền lực và dòng dõi hoàng gia. Với lý luận cho rằng, chỉ những người “đủ sức mạnh" và giàu có đến nỗi không phải làm chuyện gì để mưu sinh, mới có thể xỏ vào chân những đôi giày mang tính “trang trí” cao như thế này. Đơn giản là đi đôi giày cao gót vào và rong chơi cả ngày – đó là một trong những điều mà chỉ có giới quý tộc mới được làm.

 Những đôi giày cao gót thời xưa được lưu giữ trong viện bảo tàng giày Bata Shoe.

Lịch sử ghi nhận, người đàn ông chuộng giày cao gót nhất là vua Louis XIV của Pháp. Với chiều cao khá khiếm tốn (1m63), vị vua này thường xuyên sử dụng giày cao đến khoảng 10cm. Gót của những đôi giày dành cho vua Louis thường được làm rất cầu kỳ, sơn màu đỏ bắt mắt và nổii bật. “Cơn nghiện” giày cao gót của ông vua này còn được lưu trong sử sách, khi ông buộc những quần thần của mình cũng phải đi giày cao gót như ông. Không lâu sau, thời trang giày của vị vua nước Pháp đã lan sang Anh, và vị vua Charles II cũng say mê những đôi giày cao có gót cao, dù ông là người cao đến 1m85.

 Vua Louis XIV trong đôi giày cao gót yêu thích của mình.

Đến giữa những năm 40 của thế kỷ 15, phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ dần xuất hiện ở những quốc gia phương Tây phát triển. Phụ nữ bắt đầu có những động thái để chứng tỏ mình mạnh mẽ không kém gì đàn ông. Cắt ngắn mái tóc, mặc những trang phục mạnh mẽ, hút thuốc, thường xuyên di chuyển bằng cách cưỡi ngựa thay vì ngồi xe  ngựa, và cuối cùng là đi giày cao gót. Phong trào đi giày cao gót bắt đầu từ phái đẹp trong giới thượng lưu, rồi lan rộng đến những tầng lớp khác trong xã hội.

Để phản ứng trước việc giày cao gót – một biểu trưng của tầng lớp  thượng lưu đang bị “bình dân hóa”, giới quý tộc bắt đầu nâng độ cao của những đôi giày. Gót giày càng cao, càng chứng tỏ đẳng cấp. Cũng từ đây, giày cao gót bắt đầu có sự phân chia thành 2 loại: loại gót tù hoặc vuông dành cho đàn ông, và loại gót nhọn, mảnh dành cho phụ nữ.

Khi giày cao gót bắt đầu trở nên phổ biến hơn, cũng là lúc đàn ông tự nguyện từ bỏ biểu tượng quyền lực của mình. Trước kia, khi nam giới độc quyền loại thời trang này, họ chưa có đối tượng để so sánh. Nay họ nhận thấy rằng giày cao gót hợp với nữ giới hơn. Những đôi chân có phần thô kệch của phái mạnh, dù đi những đôi giày cao đế vuông, cũng khó khăn và không tạo cảm giác mềm mại, thu hút như phái nữ. Việc cưỡi ngựa cũng được thay thế dần bằng những chiếc xe có động cơ, vốn dễ điều khiến hơn với những đôi giày đế bằng.

Đến cuối thế kỷ 17, bước sang thế kỷ 18, giày cao gót trở một một trong những biểu tượng của phái đẹp, và biểu tượng này không hề thay đổi đến tận hàng trăm năm sau. Có chăng ngày ngay, thị trường vẫn kinh doanh những đôi giày nam đế cao dành cho những người tự ti về chiều cao của mình, nhưng lại giày này không còn được xếp vào loại giày cao gót như trước kia.

Thăng trầm của giày cao gót

 Giày cao gót cũng có những biến cố thăng trầm theo thời cuộc.

Giày cao gót là người bạn đồng hành của phái đẹp, là phụ kiện quan trọng hàng đầu trong thế giới thời trang, nhưng không phải vì thế mà lúc nào giày cao gót cũng được ưa chuộng. Cũng như “vòng đời” của trang phục, giày cao gót cũng có những lúc rất được yêu thích, nhưng cũng có khi lại trở thành lạc lõng.

Sau cuộc cách mạng tư sản 1789 tại Pháp, giày cao gót – thứ từng được coi là biểu trưng cho giới quý tộc, gần như bị loại bỏ hoàn toàn khỏi đời sống người dân. Nhưng đến năm 60 của thế kỷ19, giày cao gót trở lại, phát triển hơn cùng với công nghệ may và thuộc da. Những tiến bộ kỹ thuật cho phép tạo ra những đôi giày cao gót mềm mại, dễ sử dụng và dần đa dạng hơn về kiểu cách.

Tuy nhiên không lâu sau đó, có không ít lời chỉ trích với loại phụ kiện này. Nhiều ý kiến cho rằng, với giày cao gót, dáng đi của người phụ nữ uyển chuyển hơn, các đường cong được tôn lên hơn, và cũng chính là một phần kích động phái mày râu, dẫn đến những vụ án cưỡng hiếp. Giày cao gót còn bị “buộc tội” là liên minh với quỷ dữ và phù thủy, với những hạng đàn bà ong bướm và lẳng lơ. Thế nên đầu thế kỷ 20, giày bệt lại “lên ngôi”, giày cao gót “xuống hạng”.

Đến những năm 20 của thế kỷ trước, những chiếc váy dài quét đất dần được thay thế bằng những chiếc váy ngắn hơn. Và giày cao gót lại trở về như một người bạn đồng hành hoàn hảo của những chiếc váy giúp người phụ nữ khoe đôi chân ngọc ngà. Trong những năm khủng hoảng kinh tế 1930, vì những khó khăn trong cuộc sống, người ta từ chối những đôi giày yểu điệu quá sang trọng, nên gót giày đươc  làm thấp hơn và to hơn.

Đến những năm 40 của thế kỷ 20, giày có gót cao và nhọn lại trở lại, tuy nhiên, số lượng cung cấp và sử dụng đều khá hạn chế vì những ảnh hưởng của thế chiến thứ 2.

 Sự ra đời của những đôi giày cao gót với đường khoét thấp, giúp phái đẹp khoe được nhiều hơn bàn chân xinh ra đời vào năm 50 của thế kỷ trước

Vào những năm 50, nhà thiết kế lừng danh người Pháp Christian Dior đã đem đến sự hồi sinh cho những đôi giày cao gót sang trọng. Ông đem đến cho chị em phụ nữ những đôi giày mảnh mai đúng nghĩa, có gót nhọn, cao, và có phần khoét ở mu bàn chân khá rộng, giúp phái nữ khoe ra đôi bàn chân xinh xắn. Cũng giống như những chiếc váy, vừa đủ kín đáo để tôn nét đoan trang, vừa đủ trễ nải để làm nên vẻ gợi cảm, những đôi giày này lập tức đem đến trào lưu mới trong giới thời trang.

 Giày cao gót - sức mạnh vô hình của phái đẹp

Với sự ra đời của những chiếc mini skirt trong thập niên 60, những đôi giày cao gót càng có cơ hội để thể hiện tính quan trọng của mình. Dù vậy, khi phong trào hiphop trong giới trẻ xuất hiện trong thập niên 70, giày đế bằng hoặc những đôi giày mang phong cách bụi bặm, mạnh mẽ lại tiếm ngôi của giày cao gót. . Nhưng đến những năm 90, giày cao gót quay trở lại, ngày càng cao hơn, nhiều mẫu mã hơn, và được yêu thích hơn, nhất là với sự xuất hiện của những thương hiệu giày lớn như Jimmy Choo hay Emma Hope.

Những đôi giày cao gót của thế kỷ 21

 Thế kỷ 21, giày cao gót được phân chia làm nhiều loại khác nhau, thậm chí là có cả loại giày cao không gót.

Phụ nữ ở thế kỷ 21 có nhiều sự lựa chọn về giày dép nhiều hơn bất cứ phái đẹp ở những thời điểm khác. Những đôi giày cao không gót cũng xuất hiện. Gót giày ngày càng cao, xuất hiện thêm những giải pháp an toàn như những đôi cao đều trước sau kiểu platforms. Những bộ phim tôn vinh những đôi giày và đôi bàn chân người phụ nữ, như Sex and the city, hay The Devil wears Prada, khiến chị em trên khắp thế giới điên đảo và khát khao được sở hữu những đôi giày hàng hiệu với giá trên trời, như các đôi giày của Christian Louboutin, Jimmy Choo hay Dior.

 Giày cao gót - thế giới quyến rũ của phái đẹp.

Khác với thế kỷ 21, những xu hướng thời trang giày không triệt tiêu lẫn nhau mà tồn tại song song. Những đôi giày bệt búp bê xinh xắn, những đôi giày hiphop hầm hố và những đôi giày cao gót mảnh khảnh vẫn ngập tràn trên thị trường, và mỗi một loại giày đều có đôi tượng khách hàng của riêng mình. Những đôi giày cao gót có mặt trong tủ giày của mọi cô gái, đồng hành với phái đẹp trong thế giới thời trang – thế giới của sự xoay vòng, của cái cũ và cái mới, của hứng khởi và đam mê.

Q.N

Theo Infonet

Q.N

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm