Câu 1. Hoàng đế ngày xưa chủ yếu dùng nước gì để nấu ăn, pha trà?
Theo sách "Lễ tết, ăn chơi trong cung Nguyễn", hoàng đế ngày xưa chủ yếu dùng nước giếng để nấu ăn và sinh hoạt. Đến thời Pháp thuộc, nhà máy nước xuất hiện ở nước ta, một bộ phận dân chúng, quan lại lần đầu biết dùng nước máy. |
Câu 2. Nước sinh hoạt của vua chúa ngày xưa được lấy ở vùng nào?
Theo các tài liệu lịch sử, nước dùng cho vua chúa ngày xưa được lấy ở nhiều nơi, không quy định cụ thể, nhưng phải là nguồn nước tốt, sạch sẽ. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, dưới thời Nguyễn, thị vệ phải đi về những vùng quê rất xa để lấy nước nấu thức ăn, pha trà cho hoàng đế sử dụng. |
Câu 3. Tên giếng nước nổi tiếng của các vua triều Nguyễn?
Theo sách "Lễ tết, ăn chơi trong cung Nguyễn", giếng nước nổi tiếng nhất của triều Nguyễn là Hàm Long, dưới chân chùa Báo Quốc (kinh thành Huế). Ngoài ra, thị vệ triều Nguyễn còn lấy nước từ thượng nguồn sông Hương, nước Cam Lồ ở chùa Túy Vân (Phú Lộc) cho vua và hoàng thân quốc thích sử dụng. |
Câu 4. Giếng Hàm Long còn có tên khác là…?
Giếng Hàm Long xuất hiện cùng thời với việc khai sơn chùa Báo Quốc, khoảng năm 1674. Đáy giếng có đá như hàm rồng, nước trong giếng tuôn ra mát lạnh, vị ngọt nên ngạn ngữ có câu: “Giếng Hàm Long trong lại ngọt / Anh thương em rày có Bụt chứng tri”. Theo sách "Đại Nam Nhất Thống chí", buổi đầu khai quốc, quan lại triều đình thường lấy nước giếng này để vua dùng nên giếng Hàm Long còn có tên là Giếng Cấm. |
Câu 5. Giếng Hàm Long có từ thời chúa Nguyễn nào?
Theo sách “Đại Nam Nhất Thống chí”, giếng này đã có từ thời chúa Nguyễn Phúc Thuần. Thời kỳ đầu, người dân trong vùng ai cũng đến đây gánh nước về dùng. Đến thời vua Gia Long, do nước trong kinh thành bị vẩn đục, quan lại cho người sang gánh nước về cho vua dùng. Tên Giếng Cấm cũng xuất hiện từ đây. |
Câu 6. Giếng nước cổ nhất từng được ghi nhận trong truyền thuyết ở đâu?
Hà Nội được cho là có giếng nước cổ xưa nhất được sử sách ghi chép. Đó là giếng Trọng Thủy - nơi gắn liền câu chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy từ những năm trước công nguyên. |