Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giới khoa học cảnh báo virus gây đại dịch tiếp theo

Các nhà khoa học hàng đầu nhận định mầm bệnh cúm có nhiều khả năng sẽ gây ra đại dịch tiếp theo.

Sau SARS-CoV-2, virus cúm có thể là nguyên nhân gây đại dịch toàn cầu tiếp theo. Ảnh: NewsNation/Getty.

Một khảo sát quốc tế, với sự tham gia của 187 nhà khoa học cấp cao, sẽ được thảo luận chi tiết tại Hội nghị của Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm Châu Âu (ESCMID) vào cuối tuần này, chỉ ra 57% chuyên gia cho rằng một chủng virus cúm sẽ gây ra đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm chết người tiếp theo trên toàn cầu, theo Guardian ngày 20/4.

Jon Salmanton-García, người thực hiện nghiên cứu, từ Đại học Cologne (Đức), cho biết nhận định về cúm sẽ trở thành đại dịch lớn nhất thế giới dựa trên nhiều năm nghiên cứu và phát hiện các chủng virus không ngừng tiến hóa và đột biến.

“Cúm xuất hiện vào mỗi mùa đông. Bạn có thể coi các đợt bùng phát như đại dịch quy mô nhỏ. Chúng ít nhiều được kiểm soát vì các chủng khác nhau không đủ độc tính, song đây không phải điều bất biến”, ông nói.

21% chuyên gia tham gia nghiên cứu cho rằng sau đại dịch cúm, đại dịch tiếp đó sẽ đến từ một loại virus, được đặt tên là Bệnh X - loại bệnh chưa được các nhà khoa học biết đến. Giới khoa học cho rằng đại dịch tiếp theo sẽ đến từ một loại vi sinh vật bí ẩn bất ngờ xuất hiện, tương tự trường hợp của SARS-CoV-2.

Trong khi đó, 15% số nhà khoa học nghĩ rằng SARS-CoV-2 vẫn đang là mối đe dọa và có thể gây ra đại dịch tiếp theo trong tương lai gần. Các vi sinh vật gây chết người khác - chẳng hạn virus Lassa, Nipah, Ebola và Zika - chỉ được 1-2% nhà khoa học coi là mối đe dọa toàn cầu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần trước đã cảnh báo sự lây lan đáng lo ngại của chủng cúm gia cầm H5N1. Đợt bùng phát vào năm 2020 đã khiến hàng chục triệu con gia cầm bị tiêu hủy. Gần đây, virus H5N1 đã lần đầu lây sang động vật có vú, bao gồm gia súc nuôi, hiện đã ghi nhận trường hợp lây nhiễm ở 12 bang tại Mỹ, dấy lên rủi ro lây nhiễm sang người.

Nhà virus học Ed Hutchinson, thuộc Đại học Glasgow (Scotlanđ), nói rằng lợn có thể nhiễm cúm gia cầm nhưng cho đến gần đây thì chưa ghi nhận trường hợp gia súc nuôi nhiễm bệnh. Do đó, những diễn biến mới nhất về việc bò sữa nhiễm H5N1 tại Mỹ là một điều bất ngờ.

“Nếu xảy ra đại dịch cúm gia cầm thì việc sản xuất vaccine ở quy mô và tốc độ cần thiết vẫn là một thách thức lớn về mặt hậu cần. Tuy nhiên, chúng ta sẽ tiến xa hơn nhiều so với thời điểm xảy ra Covid-19 khi vaccine phải được phát triển từ đầu", ông Hutchinson nói.

Tuy nhiên, ông Salmanton-García cho rằng một số bài học về cách ngăn ngừa virus lây lan dường như đã bị lãng quên sau đại dịch Covid-19.

"Chúng ta đã quay trở lại thói quen xấu như ho vào lòng bàn tay, sau đó bắt tay với người khác. Việc đeo khẩu trang đã biến mất. Chúng ta có thể phải hối hận với điều đó", ông nói.

Những lời từ trái tim bác sĩ

Bác sĩ là một công việc bận rộn, nhiều áp lực song không ít "thiên thần áo trắng" làm việc tại bệnh viện vẫn dành tình yêu cho sách, cho việc sáng tác những tác phẩm của riêng mình.

Từ những kiến thức y khoa được chia sẻ một cách dễ hiểu, gần gũi, cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe uy tín cho độc giả đến những câu chuyện đời, chuyện nghề tự mình chứng kiến và trải nghiệm, nhiều bác sĩ đã tạo nên những cuốn sách giàu giá trị, được đánh giá cao.

Một người mắc Covid-19 lâu kỷ lục với hơn 613 ngày

Một bệnh nhân 72 tuổi người Hà Lan có hệ miễn dịch yếu, đã nhiễm SARS-CoV-2 trong hơn 613 ngày trong khi virus phát triển hơn 50 đột biến.

Sau Covid-19, WHO định nghĩa lại bệnh 'lây qua không khí'

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa khái niệm chung về bệnh lây qua đường không khí, nhằm tránh lặp lại hiểu lầm tương tự thời điểm đầu đại dịch Covid-19.

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm