Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sau Covid-19, WHO định nghĩa lại bệnh 'lây qua không khí'

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa khái niệm chung về bệnh lây qua đường không khí, nhằm tránh lặp lại hiểu lầm tương tự thời điểm đầu đại dịch Covid-19.

Khái niệm chung của WHO được kỳ vọng sẽ tăng hiệu quả trong giao tiếp giữa các nhà khoa học. Ảnh: Healthline.

Trong tài liệu được công bố ngày 18/4, WHO đã kết luận sử dụng mô tả mầm bệnh lây truyền “qua không khí” (through the air) giờ đây áp dụng cho cả hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là nhiễm trùng lây truyền trong không khí (airbone transmission), chỉ mầm bệnh di chuyển hoặc lơ lửng trong không khí sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, quy mô lây nhiễm có thể lan rộng nếu được gió thổi phát tán.

Trường hợp thứ hai là lắng đọng trực tiếp (direct deposition), cũng là mầm bệnh di chuyển trong không khí nhưng người mang bệnh sẽ lây truyền trực tiếp cho những người tiếp xúc gần, và phần lớn mầm bệnh sẽ bám lên người tiếp xúc.

Trước đây, các nhà khoa học luôn rất thận trọng khi xác định đường lây nhiễm trong không khí (airbone transmission), khi điều này đòi hỏi phải đưa ra các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt.

Thuật ngữ mới cũng thống nhất một vấn đề từng là tranh cãi giữa các nhà khoa học vào thời gian đầu đại dịch Covid-19, đó là kích thước hạt mang mầm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (IRP). IRP được xác định dưới dạng “giọt bắn” (thường dễ lây thông qua tiếp xúc gần) hoặc “aerosol” (có kích thước nhỏ hơn, có thể lơ lửng trong không khí và phát tán rộng).

Ban đầu, khoảng 200 nhà khoa học về aerosol nói rằng WHO đã không cảnh báo về nguy cơ virus lây lan trong không khí, qua đó tập trung quá mức vào những biện pháp như rửa tay để ngừa virus mà bỏ qua vấn đề thông gió.

Đến tháng 7/2020, WHO mới nói rằng có “bằng chứng mới” về Covid-19 lây truyền qua không khí. Nhà khoa học trưởng khi đó là bà Soumya Swaminathan cho rằng WHO nên hành động “sớm hơn”.

Người kế nhiệm là ông Jeremy Farrar giải thích giai đoạn đầu các nhà khoa học và WHO thiếu dữ liệu có sẵn, do đó đã đưa ra những lập trường với “thiện chí”, theo Reuters. Trong khái niệm mới được thống nhất, mầm bệnh được coi là lây truyền qua không khí, như Covid-19, sởi hay cúm, không màng đến kích thước IRP.

Ông Farrar nói thuật ngữ trong báo cáo mới có thể giúp các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực tìm ra sự thống nhất và rõ ràng trong việc mô tả các mầm bệnh trong không khí, từ đó mở ra các cuộc thảo luận về các vấn đề liên quan, chẳng hạn việc quản lý thông gió.

Ông đưa ra ví dụ rằng những bệnh lây qua đường máu như HIV hay viêm gan B ban đầu có thể lây truyền do bác sĩ không đeo găng tay khi làm các thủ tục.

“Khi tôi bắt đầu, các sinh viên y khoa, y tá, bác sĩ, không ai trong chúng tôi đeo găng tay để lấy máu. Nhưng giờ khó tưởng tượng việc bạn không đeo găng. Điều đó là do mọi người đều đồng tình về nguyên nhân vấn đề, từ dó dẫn đến những thay đổi”, ông nói.

Những lời từ trái tim bác sĩ

Bác sĩ là một công việc bận rộn, nhiều áp lực song không ít "thiên thần áo trắng" làm việc tại bệnh viện vẫn dành tình yêu cho sách, cho việc sáng tác những tác phẩm của riêng mình.

Từ những kiến thức y khoa được chia sẻ một cách dễ hiểu, gần gũi, cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe uy tín cho độc giả đến những câu chuyện đời, chuyện nghề tự mình chứng kiến và trải nghiệm, nhiều bác sĩ đã tạo nên những cuốn sách giàu giá trị, được đánh giá cao.

Cách đơn giản để kiểm tra thận yếu hay khỏe

Gần đây, tôi bị đau lưng và hay đi tiểu đêm. Tôi muốn đi khám nhung chưa sắp xếp được công việc. Bác sĩ có thể gợi ý một cách để tự kiểm tra chức năng thận tại nhà không?

WHO cảnh báo một dịch bệnh sắp là 'mối lo ngại lớn'

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 18/4 cảnh báo về nguy cơ lây lan của virus cúm gia cầm H5N1, vốn có tỷ lệ tử vong “rất cao” ở những người mắc phải.

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm