Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

WHO cảnh báo một dịch bệnh sắp là 'mối lo ngại lớn'

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 18/4 cảnh báo về nguy cơ lây lan của virus cúm gia cầm H5N1, vốn có tỷ lệ tử vong “rất cao” ở những người mắc phải.

WHO mới đây đã phát cảnh báo về tình trạng cúm gia cầm. Ảnh: Los Angeles Times.

WHO cho biết những diễn biến gần đây khi virus cúm gia cầm lây sang những loài động vật có vú đã tăng nguy virus cơ lây nhiễm sang người.

“Tôi nghĩ đây vẫn là một mối quan ngại lớn", Guardian ngày 18/4 dẫn lời Giám đốc khoa học WHO Jeremy Farrar nói với phóng viên tại Geneva, Thụy Sĩ.

Ông Farrar cho biết thực tế H5N1 lây từ gia cầm sang gia súc cho thấy virus đã tiến hóa và phát triển khả năng lây nhiễm sang người, cũng như làm tăng nguy cơ truyền bệnh giữa người với người. Ông nói biến thể cúm A H5N1 đã trở thành "đại dịch lây truyền từ động vật sang động vật toàn cầu".

Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy virus cúm H5N1 lây lan từ người sang người. Nhưng trong hàng trăm trường hợp con người bị nhiễm bệnh trong 20 năm qua, "tỷ lệ tử vong là rất cao", ông Farrar nói. Giám đốc khoa học WHO cũng giải thích rằng do con người không có miễn dịch tự nhiên với loại virus này.

Số liệu từ WHO chỉ ra từ năm 2003 đến năm 2024, 889 ca nhiễm và 463 ca tử vong do H5N1 gây ra đã được ghi nhận ở 23 quốc gia trên thế giới, đưa tỷ lệ tử vong của ca bệnh lên 52%. Một đợt bùng phát H5N1 vào năm 2020 đã khiến hàng chục triệu con gia cầm bị tiêu hủy.

Vị chuyên gia từ WHO cho biết những nỗ lực đang được tiến hành nhằm phát triển vaccine và phương pháp điều trị H5N1, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo các cơ quan y tế trên toàn thế giới có khả năng chẩn đoán virus.

Việc này được thực hiện để "nếu H5N1 lây sang người và truyền từ người sang người", thế giới sẽ "có thể ứng phó ngay lập tức", ông nói, đồng thời kêu gọi tiếp cận công bằng với vaccine, chẩn đoán và điều trị.

Hồi đầu tháng 4, bang Texas (Mỹ) đã báo cáo trường hợp người nhiễm cúm gia cầm sau khi tiếp xúc với gia súc nhiễm bệnh. Đây cũng mới là trường hợp thứ hai tại Mỹ mà một người nhiễm cúm gia cầm H5N1.

Những lời từ trái tim bác sĩ

Bác sĩ là một công việc bận rộn, nhiều áp lực song không ít "thiên thần áo trắng" làm việc tại bệnh viện vẫn dành tình yêu cho sách, cho việc sáng tác những tác phẩm của riêng mình.

Từ những kiến thức y khoa được chia sẻ một cách dễ hiểu, gần gũi, cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe uy tín cho độc giả đến những câu chuyện đời, chuyện nghề tự mình chứng kiến và trải nghiệm, nhiều bác sĩ đã tạo nên những cuốn sách giàu giá trị, được đánh giá cao.

Thói quen ăn gà, vịt gây nhiều nguy cơ bệnh tật của người Việt

Theo các chuyên gia, bất kể lý do gì, người dân tuyệt đối không ăn gà, vịt sống hoặc tái vì có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc, đặc biệt trong bối cảnh dịch cúm gia cầm.

Liên tiếp xuất hiện ca nhiễm cúm gia cầm, chuyện gì đang xảy ra?

Người đàn ông 37 tuổi ở Tiền Giang là ca nhiễm cúm A/H2N9 đầu tiên tại Việt Nam. Loại cúm này trước đó chỉ xuất hiện trên gia cầm, rất hiếm lây nhiễm ở người.

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm