Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai bệnh truyền nhiễm đang tăng ca mắc tại TP.HCM

Trong vòng 7 ngày, TP.HCM ghi nhận 287 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 87% so với trung bình 4 tuần trước đó.

Trẻ được gia đình đưa đi khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo cập nhật của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ ngày 8/4 đến ngày 14/4 (tuần 15), thành phố ghi nhận 287 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 87% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm đến tuần 15 là 2.289 ca.

Ba quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Nhà Bè, quận 6 và quận 8.

Trong tuần 15, TP.HCM cũng ghi nhận 136 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 7% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 15 là 2.585 ca. Ba quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, quận 7 và TP Thủ Đức.

sot xuat huyet o TP.HCM anh 1

Tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra, thường xảy ra ở lứa tuổi nhà trẻ. Trẻ bị tay chân miệng có các biểu hiện như sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông... Nếu không quan sát kỹ, bạn có thể nhầm lẫn với các bệnh phát ban hay thủy đậu.

Đến nay, chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị. Bệnh chủ yếu được điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị biến chứng nếu có.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây ra do vector truyền qua vết đốt từ muỗi vằn mang mầm bệnh. Đây là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến thường xuất hiện ở những nơi có vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể sốt, phát ban, nhức đầu, dễ bầm tím và chảy máu răng, nặng hơn là đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết dưới da. Ở thể nặng hoặc trên cơ địa đặc biệt, người bệnh sốt xuất huyết có thể tử vong.

Sốt xuất huyết và tay chân miệng đều là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở TP.HCM, số ca mắc được ghi nhận cao hàng năm. Cả hai bệnh này chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu, do đó, người lớn cần chú ý theo dõi sức khỏe trẻ để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường, đưa con đi khám kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.

Ba dấu hiệu cảnh báo cần đưa trẻ nhập viện

Bé nhà tôi bị tay chân miệng đã 3 ngày, hết sốt, ăn uống tốt hơn nhưng tôi vẫn rất lo lắng. Xin hỏi khi con có dấu hiệu nào thì tôi cần cho nhập viện ngay.

Tiểu Huệ

Bạn có thể quan tâm