Diễm Như và Anh Thi (ngụ huyện Hóc Môn) chọn áo sweater phối cùng quần jean dài để xuống phố buổi sáng 26/12. "Chúng tôi rất thích thời tiết thành phố se lạnh như thế này. Vì vậy cả hai đã nỗ lực dậy sớm đi uống cà phê, cảm nhận không khí chill của thành phố. Tuy nhiên, đến gần 8h trời bắt đầu nắng gắt thì cảm giác khá nóng", Diễm Như chia sẻ. |
Khu vực Công viên 30/4 và nhà thờ Đức Bà (quận 1) là điểm hẹn hò, thưởng thức cà phê bệt quen thuộc của giới trẻ TP.HCM. Phương Viết Hoài (áo đen, 24 tuổi) cho biết từ đầu tháng 12 anh đã chọn áo dài tay, đội nón len khi ra đường vào sáng sớm. Tại đây, nam thợ xăm uống cà phê sáng và phác họa những ý tưởng mới trước khi đến chỗ làm. |
Những ngày cuối năm, nhiệt độ tại TP.HCM vào khoảng 22-34 độ C, sáng sớm se lạnh, ngày nhiều nắng. Các bạn trẻ ưu tiên chọn các loại áo quần tay dài, làm từ vải nỉ, len, kaki...khi xuống phố. |
Viết Duy (trái, sống tại Bình Dương) chia sẻ: "Hôm nay tôi chạy xe từ Bình Dương lên TP.HCM chơi. Sáng sớm khá lạnh, nên tôi mang áo ghi lê và khoác thêm sweater bên ngoài. Đến khoảng 8h trời nắng nóng, tôi phải cởi bớt áo ngoài để cảm thấy dễ chịu". |
Hà Phương (phải, sinh viên Đại học Luật) cùng bạn đi từ TP Thủ Đức vào công viên 30/4 uống cà phê bệt. "Cuối năm là khoảng thời gian yêu thích nhất của tôi, không khí chớm lạnh, nắng ấm và rất đẹp. Ở TP.HCM quanh năm khá nóng, không có nhiều cơ hội diện đồ đông nên tôi tranh thủ những ngày này để mang áo len", Hà Phương nói. |
Bên cạnh áo len và sweater, các loại áo khoác nỉ cũng được nhiều bạn trẻ yêu thích vì vừa giữ ấm, vừa có thể linh động cởi ra nếu nóng. |
Đến khoảng 9h, dọc con đường Alexandre de Rhodes vẫn thu hút nhiều bạn trẻ đến đây uống cà phê và chụp ảnh. Những chiếc áo len, sweater dày, áo khoác nỉ... đã được thay bằng những chiếc áo phông, ngắn tay. |
Chàng trai bỏ việc văn phòng đi viết sách
Từ năm 2014, khi tham gia một nhóm dành cho người nước ngoài sinh sống tại Hà Nội, Lê Kiên Trung (sinh năm 1993, Hà Nội) tìm thấy những mẩu chuyện và các lưu ý du lịch Việt Nam khá thú vị. Đến năm 2016, anh viết cuốn sách đầu tiên của mình mang tên The Hanoi Digest. Khi trình bày ý tưởng với cấp trên và nói rằng muốn được nghỉ việc, Trung bất ngờ nhận được sự ủng hộ. Điều này càng thôi thúc Trung phát triển cẩm nang du lịch cho người nước ngoài hơn, không chỉ là Hà Nội mà còn là TP.HCM, Hội An, Ninh Bình,...