Áp lực tài chính ngày càng tăng cao, khiến giới trẻ tìm cách tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Ảnh minh họa: Kim Kyung-Hoon/Reuters. |
2 năm gần đây, cụm từ "bữa ăn người nghèo" trở nên phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc, thu hút sự quan tâm của đông đảo giới trẻ.
Được biết, đây là xu hướng "săn deal" của giới trẻ, "bữa ăn người nghèo" chỉ các suất ăn được mua kết hợp các ưu đãi, giảm giá từ các chuỗi ăn uống, từ đó cho ra mức giá tốt nhất, theo ThinkChina.
Cuộc đua "săn deal" không chỉ gói gọn ở chuỗi thức ăn nhanh như McDonald's, KFC, Burger King, vốn nổi tiếng với các chương trình khuyến mãi, mà đang lan rộng sang ẩm thực Trung Hoa, các quán ăn sáng và cả chuỗi cửa hàng tiện lợi.
Điển hình như bữa sáng tại Pizza Hut và Nayuki chỉ 9,9 NDT (khoảng 1,3 USD), hay các bữa ăn tại 7-Eleven, Lawson và Family Mart chỉ có giá 6 NDT (khoảng 0,8 USD).
Trong số đó, buffet sáng giá 3 NDT (khoảng 0,4 USD) của thương hiệu Nanchengxiang được mệnh danh là "bữa ăn sáng người nghèo không thể bỏ qua".
Khách hàng đang dùng bữa sáng tiết kiệm tại Nanchengxiang. Ảnh: SPH Media. |
Theo báo cáo trên canyin168.com, trang web chuyên về ngành dịch vụ ăn uống, doanh thu bán hàng buổi sáng của các chi nhánh Nanchengxiang đã tăng vọt từ 4.000 NDT (khoảng 550 USD) lên hơn 10.000 NDT (khoảng 1.300 USD) kể từ khi cung cấp "bữa ăn người nghèo".
Tương tự, doanh số bán đồ uống của thương hiệu Luckin Coffee cũng tăng mạnh từ 700 lên 1.300 ly mỗi ngày kể từ khi tung ra "phiếu giảm giá cà phê 9.9 NDT".
Cuộc đua "bữa ăn người nghèo" đang thoát khỏi phân khúc bình dân, lan tới chuỗi nhà hàng cao cấp.
Xin Rong Ji, chuỗi nhà hàng cao cấp chuyên về ẩm thực Trung Hoa với mức giá trung bình trên 1.000 NDT/người (khoảng 130 USD), gần đây đã gây xôn xao dư luận khi giới thiệu "bữa ăn người nghèo" trị giá 398 NDT (khoảng 55 USD).
Sam's Club, vốn được mệnh danh là "siêu thị trung lưu", cũng tham gia đường đua với chiến lược "giá giảm dài hạn".
Tháng 3 vừa qua, siêu thị công bố danh mục sản phẩm được giảm giá, dao động từ 2-20 NDT (khoảng 0,3-2,8 USD). Nổi bật trong đó là "combo người nghèo ba món Sam's Club", những sản phẩm phổ biến được bình luận trên mạng xã hội này bao gồm trứng, sữa tươi Mengniu và bánh mì vòng.
Tháng 8 năm ngoái, Sam's Club, đối thủ cạnh tranh của Sam's Club và Hema X, mô hình cửa hàng thành viên của Hema cũng đồng loạt giảm giá hơn 20% cho hơn 5.000 mặt hàng trong cửa hàng.
Trên mạng xã hội Trung Quốc, giới trẻ khoe chiến tích săn deal giá hời. Ảnh minh họa: Sohu. |
Mạng xã hội không chỉ là nơi cập nhật thông tin về "bữa ăn người nghèo" mà còn đóng vai trò quan trọng thúc đẩy "làn sóng tiết kiệm" này.
Theo số liệu từ Xinhong, công cụ dữ liệu thuộc nền tảng Xiaohongshu của Xinbang, lượt yêu thích trung bình mỗi ngày trên các bài đăng về "bữa ăn người nghèo" trong nửa cuối năm ngoái là 2.366. Con số này đã tăng vọt lên 5.799 tính từ đầu năm đến giữa tháng 3.
Đến cuối tháng 3, các bài đăng về chủ đề này nhận được lượt yêu thích kỷ lục 8.265, gấp bốn lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên Douyin, chủ đề này cũng thu hút ít nhất 800 triệu lượt xem.
Ngành dịch vụ ăn uống là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất Trung Quốc. Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, doanh thu dịch vụ ăn uống quý 1 năm 2024 đạt 1.3445 nghìn tỷ NDT (khoảng 1.800 tỷ USD) 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, đây là mức tăng chậm đáng kể so với mức 20,4% của cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê từ databank.meritco-group.com, năm ngoái Trung Quốc mở thêm 2,98 triệu cơ sở kinh doanh ăn uống, tỷ lệ mở mới đạt 43%; tuy nhiên, có đến 3,54 triệu cơ sở đóng cửa, tỷ lệ đóng cửa lên đến 51%.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ đóng cửa cao là do đầu năm ngoái, hàng loạt doanh nghiệp ồ ạt thành lập trước dự đoán ngành sẽ tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, tình hình thực tế không diễn ra như mong đợi, dẫn đến việc các doanh nghiệp yếu kém bị đào thải.
Bên trong Sam's Club. Ảnh: HK01. |
Theo phân tích, trong bối cảnh kinh tế suy thoái và xu hướng giảm chi tiêu gia tăng, tầng lớp trung lưu đang gặp khó khăn. Các chuyên gia cho rằng nhóm người tiêu dùng này ưu tiên yếu tố tiết kiệm nhưng vẫn lựa chọn chất lượng sản phẩm tương xứng.
Nghiên cứu của RET.cn chỉ ra nhóm thanh niên 25-35 tuổi là đối tượng đang trải qua xu hướng giảm chi tiêu mạnh mẽ nhất trong 3 năm gần đây.
Tuy nhiên, một số nhà cung cấp dịch vụ ăn uống cho rằng, giới trẻ ngày nay không hẳn "nghèo" đến mức chỉ mua được "bữa ăn người nghèo", mà là họ tin rằng các "bữa ăn người nghèo" mang lại giá trị tốt nhất với số tiền bỏ ra.
Mặc dù nền kinh tế trì trệ và tỷ lệ thất nghiệp cao đang ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng của giới trẻ, thực tế cho thấy thói quen và văn hóa tiêu dùng của họ đang dần được nâng cấp.
Báo cáo Thị hiếu tiêu dùng 2023 của Yicai nhấn mạnh "giá cả đi đôi với chất lượng" đang trở thành một khái niệm tiêu dùng mới được người dùng ưa chuộng.
Theo đó, khách hàng ngày nay không chấp nhận việc trả giá cao vô lý, cũng không lựa chọn sản phẩm chất lượng thấp giá rẻ.
Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm
Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.