Song song với sự phát triển của xã hội, môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến nhiều biến đổi cực đoan về khí hậu, thời tiết. Các tổ chức thế giới ghi nhận và dự đoán nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 độ C trong những năm 2020-2024.
Nồng độ bụi trong không khí cũng tăng cao. Riêng tại Việt Nam, báo cáo “Hiện trạng bụi PM 2.5 ở Việt Nam giai đoạn 2019-2020 sử dụng dữ liệu đa nguồn” cho thấy năm 2020, toàn quốc có 10/63 tỉnh thành có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn, tất cả đều nằm ở miền Bắc.
Trong khi đó, ô nhiễm nhựa và rác thải đại dương là vấn đề cấp bách toàn cầu, đe dọa đến hệ sinh thái, chất lượng môi trường sống của con người và các loài sinh vật trên thế giới. Theo báo cáo từ Bộ Tài nguyên & Môi trường, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới, đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.
Vì môi trường là hành trình không của riêng ai
Nhiều ý kiến cho rằng ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng quan tâm, nhưng chưa ảnh hưởng đến hiện tại mà là câu chuyện của tương lai. Thực tế cho thấy, ô nhiễm môi trường đang tác động trực tiếp đến cuộc sống con người ở nhiều mặt.
Với bụi siêu mịn PM 2.5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định đây là chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất với sức khỏe con người.
Ước tính có 30% trường hợp tử vong do ung thư phổi liên quan đến ô nhiễm không khí. Tương tự, tỷ lệ đột qụy não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Riêng với bệnh lý hô hấp, ước tính 43% các trường hợp tử vong có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Trong khi đó, với thời gian phân hủy kéo dài hàng trăm đến hàng nghìn năm, rác thải nhựa đang trở thành mối nguy lớn cho môi trường đất và nước. Rác thải nhựa lẫn vào đất làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
Rác thải nhựa bị vứt xuống ao/hồ/biển làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vi sinh vật biển, gây tắc nghẽn, ứ đọng nước thải và ngập úng, sản sinh nhiều vi khuẩn gây bệnh, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Tình trạng Trái Đất nóng lên không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tác động đến toàn cầu với nhiều biến đổi sâu sắc: Sa mạc mở rộng, đất đai xói mòn, hạn hán nặng, lượng mưa lớn gây lũ lụt thường xuyên, nhiệt độ cao hơn làm gia tăng nạn cháy rừng…
Những biến đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến hiện tại và tương lai của thế hệ trẻ. Do đó, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu trở thành việc làm cấp thiết, không chỉ với mỗi cá nhân mà còn yêu cầu các tổ chức, cộng đồng đặt làm mục tiêu trọng tâm. Tiêu biểu cho nỗ lực chung tay bảo vệ sức khỏe Trái Đất thời gian qua là Unilever, với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Chương trình “Tương lai xanh” do Unilever khởi xướng mới đây là một trong những hoạt động cụ thể nhằm cắt giảm khí nhà kính, tạo ra sản phẩm hiệu suất cao và tốt hơn cho sức khỏe người tiêu dùng. Theo đó, chương trình góp phần giải quyết biến đổi khí hậu qua việc nghiên cứu phát triển công thức sản phẩm tốt hơn, thúc đẩy bao bì sản phẩm bền vững.
Unilever Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 loại bỏ 100% nguồn nguyên liệu từ carbon hóa thạch không thân thiện môi trường, giúp cắt giảm việc khai thác nhiên liệu hóa thạch - nguồn gây ra phát thải khí carbon trong khí quyển. Các sản phẩm được chuyển đổi sang công thức có nguồn gốc từ thiên nhiên, dễ phân hủy sinh học, giúp làm mềm da và tốt hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng.
“Tương lai xanh” cũng cam kết giảm lượng nhựa nguyên sinh và sử dụng nhựa tái chế trong sản xuất bao bì. Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% bao bì của sản phẩm ngành hàng chăm sóc gia đình đều có thể tái sử dụng, tái chế hoặc dễ dàng phân hủy và hơn 25% bao bì sử dụng nhựa tái chế.
Giới trẻ Việt chung tay lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Theo “Báo cáo nghiên cứu thế hệ trẻ Việt Nam” của British Council năm 2020, giới trẻ Việt Nam nhận thức rất rõ về các vấn đề môi trường ở đất nước mình. 69% ý kiến khẳng định họ sẽ đóng góp cho tương lai của Việt Nam thông qua các hành động có lợi cho môi trường.
Giới trẻ Việt ngày càng thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm với môi trường bằng nhiều cách, đặc biệt trên các nền tảng online. Thông qua mạng xã hội, giới trẻ hưởng ứng, dẫn dắt và kêu gọi mọi người cùng tham gia các hoạt động vì môi trường, gần đây nhất là chung tay lan tỏa thông điệp ý nghĩa trong chiến dịch “Tương lai xanh” của Unilever.
Theo đó, bộ tranh mang thông điệp “Sạch nhà nhỏ - Xanh nhà chung” của chiến dịch đã nhận được hàng nghìn lượt yêu thích, tương tác, chia sẻ từ cộng đồng mạng. Đa phần đều bày tỏ sự bất ngờ trước ảnh hưởng, tấc động đến môi trường từ những việc làm hàng ngày tưởng chừng vô hại.
Linh Chi (30 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Bộ tranh có màu sắc tươi sáng, bắt mắt, sử dụng hình ảnh có tính đối lập giúp phác họa rõ nét ảnh hưởng từ sinh hoạt hàng ngày của con người đến các loài động vật, sinh vật và môi trường nói chung. Tôi bất ngờ khi biết các chất thải từ hóa chất có trong đồ rửa chén, giặt giũ, lau nhà… mình dùng mỗi ngày lại ảnh hưởng xấu đến hệ sinh vật biển. Tôi tin nhiều người thân, bạn bè mình cũng chưa biết điều này, nên việc chia sẻ thông tin là cần thiết”.
Tán đồng ý kiến đó, Thùy Dương (27 tuổi, TP.HCM) cho biết bản thân từ lâu đã vận động bạn bè, gia đình tăng cường sử dụng túi giấy, túi vải khi đi chợ, shopping… Tuy nhiên, hiệu quả của việc truyền thông “chay” bằng lời nói kém hẳn so với việc cô đưa ra các hình ảnh từ bộ tranh “Sạch nhà nhỏ - Xanh nhà chung”.
“Hình ảnh chân thực, dễ hiểu nên từ ba mẹ đến em trai học cấp 1 của tôi đều có thể hiểu thông điệp của chiến dịch. Ba mẹ trước đây vẫn chủ quan nhưng đã giật mình trước thực trạng ô nhiễm môi trường do chính vật dụng hàng ngày gây ra. Cả nhà tự bảo nhau sẽ hạn chế dùng đồ nhựa, ưu tiên các loại hóa chất tẩy rửa thân thiện môi trường”, Thùy Dương chia sẻ.
Linh Chi, Thùy Dương chỉ là 2 trong số hàng nghìn người trẻ đã bày tỏ cảm xúc, sự tán đồng và có hành động lan tỏa thông điệp ý nghĩa từ chiến dịch “Tương lai xanh”.
Không chỉ chia sẻ, họ còn kêu gọi mọi người xung quanh bắt tay vào hành động, từ việc hạn chế đồ nhựa đến tăng cường sử dụng sản phẩm chăm sóc nhà cửa thân thiện môi trường.
“Tôi và bạn bè rủ nhau mua sản phẩm chăm sóc gia đình của Unilever trên LazMall. Bởi cứ mỗi đơn hàng có giá trị từ 249.000 đồng trở lên, tôi có cơ hội đóng góp 1 cây xanh cho hoạt động trồng cây thuộc chương trình ‘Lấm bẩn vì màn chắn xanh Việt Nam’ của OMO. Tôi thấy đây là việc làm thiết thực và ý nghĩa nhất mình có thể thực hiện vì môi trường ở hiện tại”, Linh Chi cho biết.
Thay đổi lớn bắt đầu ở những hành động nhỏ, và hành trình truyền cảm hứng, giảm lượng phát thải khí nhà kính của Unilever sẽ tiếp tục được nối dài với sự chung tay của người dùng Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ.