Cả năm bận rộn với công việc và học hành, bạn trẻ nào cũng mong đến Tết để được về nhà, quây quần bên bữa cơm gia đình đầm ấm. Cảm giác háo hức cùng bố mẹ xem Táo quân, xẻ miếng bánh chưng, cắn miếng giò lụa đầu tiên trong năm mới thật sự đáng để chờ mong.
Mâm cơm truyền thống đặc trưng ngày Tết của các gia đình Việt Nam. |
Thế nhưng bữa ăn ngày Tết có vẻ chỉ hấp dẫn vào mỗi mồng một và mồng hai. Sang đến mồng ba thì sự hiện diện chẳng hề có dấu hiệu “tạm nghỉ” của chiếc bánh chưng và những món ăn mỡ màng khiến bạn trẻ cảm thấy ngán ngẩm. Từ những người thèm được ăn món Tết cùng gia đình, nhiều bạn trẻ bỗng trở nên “ngán” Tết, chỉ muốn đếm từng ngày tới khi ra giêng để “ăn Tết cho xong”.
Bạn Hoàng Khánh (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Thực ra mình rất thích không khí cả gia đình cùng nhau sum vầy bên mâm cơm vào những ngày Tết. Nhưng nghĩ đến cảnh phải “ngốn” bánh chưng dưa mỡ từ ngày này qua ngày khác thì hơi ngán thật. Đâm ra mình lại có tâm lý ăn cho xong bữa thôi, và mình nghĩ cũng có khá nhiều bạn trẻ có cùng suy nghĩ với mình”.
Nhiều bạn trẻ khác cũng có chung quan điểm hài hước rằng ăn Tết ngày nay là “ăn cho xong”. Tần suất ăn uống dày đặc, các món ăn lặp lại nhiều, cộng thêm nỗi sợ tăng cân sau Tết, khiến bạn trẻ bớt nhiều hứng thú với ẩm thực đầu xuân.
Thậm chí đến cả người nổi tiếng cũng không thoát khỏi thực trạng này. Mới đây, nhiều ca sĩ, người mẫu đồng loạt đăng tải những trạng thái “than trời” khi “bánh tét, thịt kho, bánh chưng đi theo muôn nơi không sót mùng nào”. Để tăng tính thuyết phục, họ còn đăng kèm cả những bức ảnh lột tả chân thực trạng thái ngán ăn, “ngất xỉu vì ăn Tết”, “suy tư khi thấy bánh tét”... khiến các fan được dịp cười nghiêng ngả, chế thành meme vui nhộn.
Đôi bạn thân Kay Trần - Tronie “sợ hãi” khi bị bánh tét, thịt kho đeo bám trong người mẫu Dương Mạc Anh Quân cũng thể hiện sự vật vã trước “cơn mưa” bánh chưng. |
Trong cái khó mới ló cái khôn, nhiều bạn trẻ đã chia sẻ với nhau các “chiêu thức” để đổi món, như sang nhà bạn ăn chực hoặc đi ăn hàng.
Phan Đức (quận 11, TP.HCM) chia sẻ: “Mình có đứa bạn thân gần nhà làm đầu bếp, nên dù Tết hay ngày thường nó cũng trữ sẵn rất nhiều đồ ăn. Khi ngán bánh tét, mình hay sang nhà nó ăn ké, tuy rằng hơi phiền phức vì gia đình hay có họ hàng đến chơi”.
Bánh tét và thịt kho hột vịt chính là bộ đôi ám ảnh khiến Tronie tuyệt vọng khi nghĩ đến “viễn cảnh” Tết này. |
Một số bạn trẻ khác lại chọn ăn hàng, ăn quán thay cho cơm nhà, vừa được đổi món mới, vừa tụ tập để hàn huyên. Cách làm này có nhược điểm là... tốn tiền, nhưng hơn hết là mất đi ý nghĩa đoàn viên của những bữa cơm Tết, và đôi khi sẽ khiến người lớn trong gia đình chẳng vui lòng chút nào.
Vì vậy, nhiều bạn trẻ lại không tán thành những cách làm này và một mực khẳng định, dù ngán bánh chưng, giò lụa, nhưng bản thân bạn sẽ vẫn tiếp tục ăn ngon lành những bữa ăn ngày Tết với cả nhà.
“Cả năm trời chỉ có 3 ngày Tết, không nên chỉ vì phải ăn mãi một vài món mà đi ăn bên ngoài, mất đi tinh thần sum họp đầu năm, các thành viên trong gia đình mất đi cơ hội chuyện trò, gặp gỡ”, bạn Kim Hạnh (Quận 3, TP.HCM) phân tích.
Thay vì tặc lưỡi ăn Tết cho xong hay tìm ăn bên ngoài, dân mạng đã bày nhau một phương pháp vẹn cả đôi đường khi vẫn bổ sung món mới, mà lại được thưởng thức tại nhà cùng người thân. Đó là sử dụng những ứng dụng đặt món ăn như GrabFood, cải thiện mâm cơm Tết với những món mới đa dạng, nhiều khẩu vị, cả Tây lẫn ta.
Đặt món bằng GrabFood, Tết này cả nhà có thể quây quần bên mâm cỗ bánh chưng, củ kiệu và pizza, trà hoa quả nhiệt đới... |
Không chỉ thỏa mãn vị giác của chính mình, các bạn trẻ cũng có thể giới thiệu với ông bà, bố mẹ những món ăn phong phú khác, để cả nhà được thay đổi không khí, các thế hệ trong gia đình được cùng nhau ăn Tết một cách xôm tụ và hạnh phúc.