Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giống Việt Nam, Singapore, Đài Loan cũng có tục đốt vàng mã

Tập tục đốt vàng mã là một quan niệm dân gian có từ lâu đời, "bám rễ" sâu vào đời sống tinh thần và nền văn hóa hàng nghìn năm ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á.

tuc dot vang ma o chau A anh 1

Tục đốt vàng mã là một phong tục cổ truyền phổ biến ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tại châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan.... Đây là tập tục phổ biến, được thực hiện vào các ngày giỗ chạp, ngày rằm hay dịp lễ Tết theo văn hóa phương Đông. Ảnh: Vu Pham Van/Culture Trip.

tuc dot vang ma o chau A anh 2

Tục đốt vàng mã xuất hiện đầu tiên trong những đám tang ở Trung Quốc từ thế kỷ VII. Trước đó, người Trung Quốc có tập tục "tuẫn táng", tức chôn sống theo người chết để thờ phụng. Tuy nhiên tập tục này bị đánh giá là vô nhân đạo, dẫn đến sự ra đời của tục đốt vàng mã. Ảnh: Culture Trip.

tuc dot vang ma o chau A anh 3

Theo quan niệm dân gian "trần sao, âm vậy" vốn tồn tại lâu đời tại châu Á, những người còn sống tin rằng những người đã chết cũng sinh hoạt như trên dương thế và cần có những vật dụng cần thiết nhằm phục vụ cho cuộc sống cõi âm. Ảnh: Reuters.

tuc dot vang ma o chau A anh 4

Trong đó, tiền âm phủ là loại vàng mã thiết yếu. Theo quan niệm dân gian, những linh hồn sau khi qua đời sẽ đi xuống địa phủ trước khi được đầu thai sang kiếp mới. Tại đây, các linh hồn phải chịu sự trừng phạt do những nghiệp chướng gây ra ở tiền kiếp. Ảnh: Harald Groven.

tuc dot vang ma o chau A anh 5

Hiện nay, các công ty sản xuất vàng mã cung cấp vô vàn sản phẩm phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh tiền âm phủ, trên thị trường vàng mã các quốc gia xuất hiện nhiều vật dụng vàng mã với đa dạng chủng loại, kiểu cách và màu sắc như điều hòa, ôtô, biệt thự... Ảnh: HongWrong.

tuc dot vang ma o chau A anh 6

Tại Việt Nam, tập tục đốt vàng mã vô cùng quan trọng, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán. Người Việt mong muốn những người quá cố cũng có thể bắt đầu năm mới thuận lợi với nhiều tiền của, từ đó người quá cố sẽ phù hộ cho gia đình, người thân. Do vậy, những năm gần đây, người Việt Nam ngày càng bỏ rất nhiều tiền để mua đồ vàng mã để cúng tổ tiên. Ảnh: Saigoneer.

tuc dot vang ma o chau A anh 7

Là quốc gia khởi nguồn của tập tục này, những lò đốt vàng mã của những đền chùa Trung Quốc luôn rực sáng trong những ngày Tết Âm lịch. Văn hóa thờ cúng tổ tiên, đặc biệt là phong tục đốt vàng mã, đã ăn sâu vào tiềm thức của người Trung Quốc hàng nghìn năm nay. Tinh thần tín ngưỡng luôn tồn tại trong lòng người dân quốc gia này. Ảnh: The Star.

tuc dot vang ma o chau A anh 8

Không khó để tìm những lon bia bằng giấy như thế này tại những cửa hàng vàng mã ở Đài Loan trong những ngày gần Tết Nguyên đán. Có thể nhận thấy, trình độ làm đồ vàng mã ngày càng tinh xảo hơn nhằm đáp ứng nguyện vọng của khách hàng. Ed Lin, tác giả người Mỹ gốc Đài Loan của cuốn sách "Tháng cô hồn", nhận định rằng: "Người Đài Loan là người mê tín nhất trong thế giới hiện đại". Ảnh: Claudio Sieber Photography.

tuc dot vang ma o chau A anh 9

Dọc theo các con phố cũ Hong Kong là những quầy hàng nhỏ chuyên bán đầy đủ các loại hương hoa và đồ vàng mã, phục vụ nhu cầu của cả người địa phương lẫn khách du lịch khi ghé thăm đền, chùa ở khu vực này. Đặc biệt, vào các dịp lễ lớn như tiết Thanh Minh hay Vu Lan, người Hong Kong chi rất mạnh tay để sắm sửa đồ vàng mã. Ảnh: Coconuts.

tuc dot vang ma o chau A anh 10

Thái Lan không đón Tết Nguyên đán giống như Việt Nam hay Trung Quốc. Tuy nhiên, số lượng người Thái gốc Hoa sống tại các thành phố và các vùng lân cận khá đông. Họ vẫn duy trì tập tục đốt vàng mã mỗi khi Tết đến xuân về hoặc vào những ngày lễ, ngày giỗ quan trọng diễn ra trong năm. Ảnh: The Nation Thailand.

tuc dot vang ma o chau A anh 11

Việc loại bỏ hoàn toàn tập tục đốt vàng mã ngay lập tức là một vấn đề không thể thực hiện ở các quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á, bởi đây là một hoạt động vốn đã "ăn sâu" vào văn hóa phương Đông hàng nghìn năm tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các chính quyền và tổ chức tôn giáo đã có những biện pháp tuyên truyền, vận động linh hoạt nhằm hạn chế việc đốt vàng mã, giảm ô nhiễm môi trường cũng như tránh hao tổn kinh tế, đảm bảo an toàn xã hội. Ảnh: Coconuts.

Quan niệm 'ăn Tết lớn' khác thế nào khi đứa trẻ năm xưa trưởng thành?

Thuở bé, “ăn Tết lớn” chỉ đơn giản là được nghỉ Tết thật lâu. Thời gian qua đi, khi những đứa trẻ năm xưa trưởng thành, “ăn Tết lớn” bỗng hoá khái niệm mang nhiều ý nghĩa.

Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm