Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giữa dịch corona, Thái Lan phải nỗ lực ngăn chặn sự kỳ thị Trung Quốc

Mặc dù người Thái Lan nổi tiếng với sự thân thiện, hiếu khách, nhưng chủ nghĩa bài Trung Quốc ở quốc gia này trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Giống với nhiều quốc gia khác, Thái Lan không có bất cứ luật nào nghiêm cấm nhập cảnh vào nước này dựa trên quốc tịch, chủng tộc, tôn giáo, giới tính… Xứ sở chùa Vàng cũng nổi tiếng hiếu khách, thân thiện. Đây cũng là nước có khu Chinatown lớn nhất thế giới.

Vì vậy, việc tẩy chay Trung Quốc là hiện tượng hiếm thấy.

Do tác động xấu của virus corona, cái nhìn của người Thái Lan đối với người Trung Quốc dường như bị ảnh hưởng tiêu cực.

nguoi Trung Quoc bi ky thi anh 1

Khách du lịch Trung Quốc đeo khẩu trang cẩn thận khi tham quan đền Erawan tại Thái Lan. Ảnh: AFP.

Tại Chiang Mai, thành phố lớn thứ hai Thái Lan, cảnh sát phải yêu cầu một chủ nhà hàng gỡ bỏ tấm biển treo trước cửa. Tấm biển được viết bằng tiếng Anh với nội dung: “Xin lỗi, chúng tôi không tiếp đón khách Trung Quốc. Cảm ơn”.

Theo lời giải thích của cảnh sát đối với cô Waraphat Thapiang (33 tuổi), chủ của nhà hàng trên, tấm biển có thể gây ảnh hưởng đến nền an ninh quốc gia.

Waraphat chia sẻ lý do cô viết tấm biển này là vì có nhiều khách hàng Thái Lan lập tức rời khỏi nhà hàng mỗi khi thấy nhóm khách Trung Quốc bước vào quán.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha khẳng định việc phát ngôn gây kích động thù địch là bất hợp pháp và những người vi phạm sẽ bị truy tố.

nguoi Trung Quoc bi ky thi anh 2

Công dân Thái Lan di tản từ thành phố Vũ Hán hạ cánh xuống sân bay U-Tapao. Ảnh: AFP.

Một trường hợp khác, một nghệ sĩ graffiti nổi tiếng ở Thái Lan có nghệ danh Headache Stencil đã đăng một bài viết chỉ trích việc người Trung Quốc bị virus corona lên mạng xã hội. Hành động này khiến các fan trong và ngoài nước của anh vô cùng phẫn nộ.

Trên Twitter cá nhân với hơn 6.000 người theo dõi của mình, người này đã viết: “Dân Trung Quốc hãy về đi. Thái Lan chúng tôi không muốn chào đón các người nữa”.

Mặc dù không có bằng chứng xác thực, Headache Stencil cho rằng những người Trung Quốc đang đổ xô về Bangkok vì các bệnh viện của Thái Lan điều trị tốt hơn, gây nguy hiểm tới tính mạng của người dân xứ sở chùa Vàng.

Thông điệp phân biệt chủng tộc công khai của người này bị Bangkok Post đánh giá là "không thể chấp nhận".

Mathias Peer, một phóng viên của tờ báo kinh tế Đức Handelsblatt có trụ sở ở Thái Lan, đã chụp lại bài đăng của Headache Stencil và đăng trên Twitter: “Thật thất vọng khi thấy một bài viết phân biệt chủng tộc trắng trợn như vậy từ một người nghệ sĩ vốn được nhiều người tôn trọng”.

nguoi Trung Quoc bi ky thi anh 3

Nghệ sĩ graffiti Headache Stencil và tác phẩm tranh tường biếm họa của anh. Ảnh: Headache Stencil.


Thanh niên bị chỉ trích vì uống thử nước ở siêu thị giữa dịch corona

Dù lên tiếng xin lỗi và giải thích rằng đó chỉ là clip troll và đã mua hết số đồ uống thử, hai thanh niên Singapore vẫn bị dân mạng ném đá vì hành vi phản cảm.

Quỳnh Trang (Theo Asia Times)

Bạn có thể quan tâm