Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giúp trẻ xây dựng tinh thần học tập suốt đời

Không phải trẻ nào cũng hứng thú với việc học ngay lập tức. Cha mẹ cần truyền động lực, giúp trẻ xây dựng được tính tự giác trong học tập từ sớm.

Khi trẻ tỏ ra mất tập trung, thờ ơ hoặc trốn tránh việc học, cha mẹ thường nghĩ ngay đến lý do lười biếng. Trong tình huống đó, một số cha mẹ đã chọn cách răn đe trẻ bằng lời nói hoặc các hình phạt khác nhau.

Răn đe không phải là giải pháp

Trẻ lười học có thể đến từ nhiều nguyên nhân: Áp lực do bài vở quá nhiều, trẻ không hiểu bài, môn học không khơi gợi hứng thú… Theo thầy Lester Stephens - hiệu trưởng trường mầm nontiểu học quốc tế Sài Gòn Pearl (quận Bình Thạnh, TP.HCM), thầy cô và cha mẹ cần chú ý đến việc khác biệt hóa phương pháp giáo dục cho trẻ, để trẻ hứng thú học tập và rèn luyện. Thầy cũng cho biết, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng, có trẻ học tốt nhờ lắng nghe, cũng có trẻ tiếp thu nhanh hơn thông qua hình ảnh, thói quen đọc hoặc các hoạt động. Không trẻ nào giống trẻ nào.

ISSP anh 1

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, không trẻ nào giống trẻ nào. Ảnh: Trường ISSP.

Chính vì vậy, khi trẻ có những biểu hiện trên, đầu tiên cha mẹ cần dành thời gian quan sát, tìm hiểu xem vấn đề của trẻ là ở đâu, sau đó hãy nghiêm túc suy nghĩ về một chiến lược đúng đắn giúp trẻ lấy lại cân bằng. Cha mẹ cũng có thể tham khảo một số lời khuyên của các chuyên gia giáo dục.

Trước hết, hãy giúp trẻ thiết lập một thời gian biểu thật khoa học. Khi bài vở được phân bổ hợp lý, trẻ sẽ bớt cảm giác choáng ngợp, áp lực và chán nản. Việc bố trí góc học tập của trẻ ở khu vực có cây xanh và nhiều ánh sáng sẽ giúp bé cải thiện được sự tập trung.

Bên cạnh đó, cha mẹ đừng quên khuyến khích trẻ nhiều hơn ở những môn học yêu thích. Đơn cử trẻ thích khủng long, hãy mua cho trẻ thêm nhiều sách về loài khủng long và thế giới động vật; cho trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, hoặc tập chơi các môn thể thao và khuyến khích trẻ theo đuổi một bộ môn yêu thích...

ISSP anh 2

Khuyến khích trẻ theo đuổi một bộ môn mình thích. Ảnh: Trường ISSP.

Giúp trẻ tìm cảm hứng học tập

Những trẻ có tính tự giác cao, luôn tò mò với mọi thứ, thường có kết quả học tập tốt hơn những trẻ em bình thường. Các nhà nghiên cứu cho rằng, điều quan trọng hơn cả là nên tập trung vào việc phát triển nội lực cốt lõi bên trong của trẻ, nghĩa là giúp trẻ rèn luyện thói quen học vì tò mò, yêu thích chứ không phải ép buộc hay chạy theo điểm số.

Cha mẹ có thể thường xuyên trò chuyện, cùng trẻ đọc sách, xem tivi và liên kết các kiến thức trẻ được học vào đời sống hàng ngày để khơi gợi sự hứng thú. Sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi nào của trẻ, cùng bé giải quyết những bài toán khó, và cũng đừng quên dành lời khen hoặc những phần thưởng khích lệ nhằm giúp các con củng cố sự tự tin và có thêm động lực phấn đấu.

ISSP anh 3

Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện, cùng đọc sách với trẻ và liên kết các kiến thức vào đời sống hàng ngày. Ảnh: Trường ISSP.

Cha mẹ được phép so sánh trẻ với những đứa trẻ khác nhưng phải là sự so sánh tích cực. Thay vì nói “tại sao bạn làm được mà con không làm được?” hãy nói: “Bạn làm được vì bạn đã rất nỗ lực và cố gắng, nếu con nỗ lực nhiều hơn con cũng làm được như bạn”…

Chia sẻ về chủ đề này, thầy Lester Stephens, Hiệu trưởng trường ISSP nói thêm, trẻ em thường học tập ở người lớn nhiều hơn những gì chúng ta dạy, nên cha mẹ cần là tấm gương sáng để trẻ noi theo.

ISSP anh 4

Cha mẹ hãy luôn là tấm gương sáng để trẻ noi theo. Ảnh: Trường ISSP.

Thầy cũng lưu ý, trẻ sẽ có cảm hứng với việc học hơn khi được chủ động chọn những gì mình muốn học và phương pháp học. Đây cũng là một mô hình giáo dục hiện đại được áp dụng ở nhiều trường học trên thế giới trong đó có trường quốc tế Saigon Pearl. Đây gọi là phương pháp giảng dạy theo hướng cá nhân hoá.

Theo đó, giáo viên sẽ xây dựng giáo án cho từng học sinh dựa trên nhu cầu, sở thích và khả năng riêng biệt của từng em. “Cũng vì vậy, ở trường ISSP, ngoài các môn như Toán, Đọc, Viết, Khoa học, chúng tôi còn có đầy đủ các phòng chức năng và các giáo viên có chuyên môn cao về đa dạng lĩnh vực như Thể thao, Âm nhạc, Hội họa…. Chúng tôi cũng không đánh giá học sinh qua điểm số mà thông qua quá trình phát triển của các em từng giai đoạn”, thầy Lester Stephens giải thích.

Giang Tiểu San

Bình luận

Bạn có thể quan tâm