Câu 1. Bánh chưng đen là món ăn của dân tộc nào trong dịp Tết?
Bánh chưng đen là món ăn đặc sắc trong ẩm thực của người dân tộc Thái ở Mường Lò, Yên Bái. Bánh được làm từ gạo nếp Tú Lệ, cùng nhân đậu xanh, thịt ba chỉ, và đặc biệt là cây núc nác được người đồng bào Thái hái trên rừng. Ngoài người Thái, người Tày cũng có món bánh chưng đen của riêng mình. |
Câu 2. Gỏi kiến bóp chua là món ăn của dân tộc nào trong mỗi dịp Tết?
Nhiều dân tộc ở nước ta có món gỏi kiến, nhưng gỏi kiến bóp chua là đặc sản của người Ba Na, món ăn chỉ có trong dịp Tết hoặc những ngày lễ quan trọng. Kiến vàng rất to và những con nhộng kiến trắng bổ dưỡng được dùng chế biến món này. |
Câu 3. Người Cơ Tu ở Tây Nguyên thường dùng món bánh truyền thống nào trong dịp năm mới?
Bánh sừng trâu (còn có tên khác là bánh Avi cuốc) tương tự như bánh tẻ nhưng không có nhân đỗ xanh, được gói bằng lá đót. Đây là món ăn truyền thống của người Cơ Tu trong các dịp Tết. |
Câu 4: Xôi ngũ sắc 5 màu tượng trưng cho kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là món ăn truyền thống của dân tộc nào khi Tết đến xuân về?
Xôi ngũ sắc là món ăn truyền thống của người Tày. Theo quan niệm của họ, ăn món xôi ngũ sắc 5 món tượng trưng cho kim, mộc, thủy, hỏa, thổ sẽ đem lại may mắn trong năm mới. |
Câu 5. Thịt lợn luộc là món ăn không thể thiếu của dân tộc nào trong dịp năm mới?
Thịt lợn luộc là món ăn truyền thống không thể thiếu của người Dao trong dịp Tết. Điều đặc biệt hơn nữa là tất cả món ăn của người Dao vào dịp này đều được trưng bày trên lá chuối xanh. |
Câu 6. Nậm Pịa - chất sền sệt trong ruột non của bò - là món ăn truyền thống của dân tộc nào?
Nậm Pịa là món ăn truyền thống của người Thái ở vùng Sơn La. Ngoài ra, vào dịp Tết, người Thái còn có món ăn truyền thống nữa mang tên Pa pỉnh tộp (cá gập nướng). |
Câu 7. Khâu nhục là món ăn của dân tộc nào trong dịp đầu năm mới?
Khâu nhục là món ăn được làm từ thịt lợn, của người Nùng và người Tày vào mỗi dịp Tết. |
Câu 8. Thịt lợn muối chua là món ăn truyền thống của dân tộc nào trong dịp Tết?
Thịt lợn muối chua là món ăn truyền thống của người Dao Tiền vào mỗi dịp Tết. Để làm món ăn này, người ta trộn lẫn thịt lợn, gạo nếp, gạo tẻ, lá trầu không, cơm đỏ, riềng, sau đó để lên men tự nhiên từ 5 ngày đến nửa tháng. |